2.3.2.1. Quan niệm về số phận con người
Nhân vật văn học khi được nhà văn khai sinh trong tác phẩm của mình đã mang theo một số phận. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, từ người nghệ sĩ nghèo đến người nông dân chân lấm tay bùn, thường là những nhân vật có số phận bất hạnh. Hướng tới số phận con người bất hạnh với cái nhìn nhân ái không phải là nét mới. Văn học dân gian từng bênh vực và luôn có khát vọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đổi đời cho những số phận bất hạnh. Đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của văn
học viết Việt Nam qua “Truyện Kiều”, “Chinh phụ ngâm”.
Nguyễn Ngọc Tư thường đặt con người vào trong hoàn cảnh éo le, ngang trái. Hoàn cảnh éo le là một trong những điều kiện để con người bộc lộ rõ nét cá tính, phẩm chất, nhân cách,...Trong tập “Cánh đồng bất tận” của chị có 14/14 truyện nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt, ngang trái.
Hoàn cảnh của Hậu (“Một trái tim khô”) làm bao người đọc đau đớn,
xúc động. Hậu bị đâm lén. Nhưng bất hạnh ở chỗ Hậu lại bị thương chứ không chết. Hậu biết được ai đã thuê người đâm mình. Không chết mà quá bằng chết. “Chết ngay ở cua Bún Bò, ngay sau khi thằng cha giết mướn run rẩy bảo: Đừng oán tôi nghen, có oán hận thì oán chồng bà”[58.149]. Và Hậu sống bằng “một trái tim khô”, thấy đời “lạnh lẽo, tan hoang như đồng sau bão”, thấy mình “quên thật rồi, điên thật rồi” thấy lòng “dửng dừng dưng, tỉnh bơ ba khía”, kể cả lúc hay tin chồng lấy vợ. Khi nỗi đau quá ngưỡng của sự chịu đựng thì dường như người ta không còn thấy đau nữa. “Có lần đi chợ gặp Thường, Hậu ung dung chào, hỏi. Xong đứng nấn ná ở đấy trông tim nó lồm cồm ngồi dậy nhói chơi, nhưng không ăn thua, nó lặng như tờ”[58.149]. Hậu không trả thù, không tố cáo. Nhưng chưa hết, cuộc đời còn nhiều nỗi oái oăm khi những người đàn ông thích Hậu đều phải tin chị mà “chắc lưỡi, than, đẹp vậy mà điên, uổng thật”. Chỉ Nhâm ở lại. Nhâm sống lầm lũi trên đời với một nỗi ám ảnh, một món nợ tội lỗi. “Tôi đã có lần điên vì tiền, lúc đó, con gái tôi đau nặng lắm”. Nhưng chỉ mình Hậu biết Nhâm là người đàn ông đâm mình ở cua Bún Bò. Bởi vậy mà dù rất mến Nhâm, Hậu cũng không thể...Hậu sợ “đêm động phòng, Nhâm sẽ phát hiện Hậu có một cái thẹo lớn trên vai. Thể nào Nhâm cũng hỏi tại sao, mà Hậu không nghĩ ra được câu chuyện gì để nói”[58.153]. Đó là sự trớ trêu, ngang trái tột độ. Cuộc đời vốn vậy. Những éo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
le trong trang sách cũng muôn hình vạn trạng như trong cuộc đời. Nó chờ ta trên mỗi chặng đường đời mà không báo trước. Trong những chông gai thử thách ấy, mỗi người sẽ có những ứng xử, cách giải quyết và khắc phục khác nhau. Và chúng ta sẽ nhận ra nhân cách, bản chất, quan niệm sống của họ.
Như trong hoàn cảnh éo le, con người trong trang sách của Nguyễn Ngọc Tư âm thầm chịu đựng, sợ làm tổn thương người khác để vẫn giữ mãi trong mình một bí mật. Đó là Hậu (“Một trái tim khô”), đó là Xuyến (“Duyên phận so le”). Xuyến ở vào hoàn cảnh “mười bảy tuổi có yêu một người, yêu đến nỗi bỏ cha bỏ mẹ theo tình. Mười tám tuổi thằng nọ phụ phàng bỏ cù bơ cù bất giữa chợ. Lúc ấy đã không còn đường về nhà nữa”[58.135]. Xuyến trở thành tiếp viên của của một nhà hàng ở khu du lịch mũi So Le. Nơi đó, có người thương Xuyến, đến độ đập đàn rồi ra đi. Lại có người tự nguyện vì Xuyến mà “ở lại đàn cho cô hát”. Nhưng Xuyến không thể sánh bước cùng ai. Bởi tình yêu lớn nhất và duy nhất cô đã dành cho bé Bi - đứa con cô lén để chỗ gốc cây điệp già trong sân nhà vợ chồng ông giám đốc hiếm muộn. Sự éo le trong tình cảnh bị phụ tình được Nguyễn Ngọc Tư nhìn ở một góc độ khác. Nỗi đau “vô địch cấp huyện” của Xuyến không biểu hiện ở lòng căm thù với người tình, những dè bỉu ghẻ lạnh của người đời. Sự trớ trêu nằm ở tình mẫu tử. “Xuyến xin làm bồi bàn cho một quán ăn trong thị xã, để được ghi lại, chầm chậm trên một khúc đường gần đó, nhìn Bi bò lủm củm trong nhà”[58.143]. Rồi Xuyến ra mũi So Le làm tiếp viên, cũng không ngoài mục đích được gần con. Đã có lúc Xuyến “thấy Bi chơi lon ton một mình ngoài sân, không kìm được, Xuyến xốc Bi lên chạy một đoạn rồi thất thần sững lại, kêu lên hai tiếng trời ơi, mình làm khổ nó rồi, mình nghèo như vầy...Xuyến đưa Bị quay lại”[58.143]. Nỗi đau ấy, Xuyến giấu chặt trong lòng. Bế bé Bi trên tay Xuyến còn không dám xiết chặt, không dám áp mặt mình lên đôi má
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phúng phính lông tơ, vì sợ mình sẽ khóc mất. Hóa ra hoàn cảnh éo le của Xuyến không chỉ ở bề ngoài ai cũng thấy được, mà cùng thống nhất bình chọn danh hiệu “người có cuộc đời buồn nhất” ở So Le.
Đọc Nguyễn Ngọc Tư chúng ta bị ám ảnh, suy tư bởi những thân phận, kiếp đời éo le. Những người nghệ sĩ thì sống hết mình với vai diễn nhưng khi cởi bỏ lớp mũ áo, rửa lớp phấn son, họ trở về với cuộc đời nghiệt ngã. Hầu hết tình yêu sân khấu, yêu nghề tha thiết của họ đều bị những trớ trêu của cuộc đời thực làm nên bi kịch. Những người nông dân thì cơ cực, nghèo khó, với những mơ ước tưởng chừng như rất bình dị cũng không bao giờ đạt được. Nhưng điều kì lạ là chúng ta không cảm thấy sự bi quan hay bóng tối trùm lên trang sách. Miêu tả những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh éo le, ngang trái, tác giả không nhằm đưa người đọc lạc bước vào sự bi đát của cuộc đời. Từ trong hoàn cảnh éo le, con người ở văn Nguyễn Ngọc Tư đã bộc lộ sâu sắc quan niệm sống, cách hành xử và phẩm chất của mình. Đó cũng là yếu tố để chúng ta nhận diện quan niệm của nhà văn này: Trước những ngang trái của số phận, chỉ có tình yêu thương, lòng nhân ái mới giúp ta tìm ra lối thoát, lối thoát tinh thần. “Không có lối thoát nào cho con người khép lòng mình vào trong nghèo đói, dốt nát và hận thù. Lối thoát chính là khi người ta mở lòng tha thứ cho cuộc đời vốn nhiều phản trắc”[55.2]. Con người trong truyện của chị đã chọn những giải pháp như thế để sống trong những éo le ngang trái mà cuộc đời xô đẩy họ.
2.3.2.2. Quan niệm về hạnh phúc con người
Cũng như nhiều cây bút nữ khác, ở Nguyễn Ngọc Tư có quan niệm hạnh phúc. Trước hết, đó là những khát khao bản năng. Không chỉ là bản năng yêu mà là bản năng sống tự nhiên nói chung. Một đứa trẻ không ý thức về tình yêu với đất, nhưng cuộc sống lênh đênh trên thuyền khiến nó “chạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cuống chạy cuồng vui như điên trên đất”[58.114] và “Dường như chúng tôi nhớ, nhớ cồn cào. Nỗi nhớ bao gồm được chạy chơi trên cái vuông sân mọc đầy vú sữa đất, được tự mình trồng cây gì đó, có trái, và ăn được, ăn rất ngon” [58.187]. Đó là những khát khao rất tự nhiên, bản năng.
Nguyễn Ngọc Tư thường xoáy sâu vào những kháo khát nhỏ nhoi, bản năng như thế. Chi tiết không lên gân, tô đậm. Giọng kể điềm tĩnh và chậm rãi...nhưng có sức lay động đến người đọc. Đôi khi, nó khiến ta giật mình nghĩ rằng những gì mình đang có quý giá biết bao.
Một gia đình có cha mẹ, có con cái là niềm khao khát của những mảnh đời bất hạnh, của những số phận hẩm hiu. Hình ảnh tổ ấm gia đình trở đi trở
lại trong khá nhiều tác phẩm của chị như: “Một trái tim khô”, “Hiu hiu gió
bấc”, “Bến đò xóm Miễu”, “Mối tình năm cũ”, “Cánh đồng bất tận”, “Đời như ý”,...Gia đình trở thành cái đích đến của hạnh phúc. Thế mới biết trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, gia đình quan trọng đến chừng nào trong cuộc sống hiện đại đang có xu hướng vị kỉ và tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Điều đó thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học đương thời, hoặc có nói đến gia đình thì cũng phản ánh sự mong manh dễ đổ vỡ và những xung đột mâu thuẫn của gia đình hiện đại. Ở đây, ta bắt gặp hướng đi khác, quan niệm khác, đó là hướng về những giá trị truyền thống, bền vững. Coi trọng gia đình là tâm thức cốt lõi của văn hóa phương Đông.
Đọc truyện của chị ta còn bắt gặp những nhân vật phụ nữ khao khát được làm mẹ. Đó là những tình cảm bản năng mãnh liệt của con người. Hoàn
cảnh bị phụ tình của Xuyến (“Duyên phận so le”) không được chị khai thác
theo hướng hận tình, cay cú, hoặc thèm khát xác thịt, hoặc khao khát yêu thương...điều mà Ngọc Tư làm nên nét riêng, bất ngờ trong tác phẩm chính là tình mẫu tử. Đến tận cuối truyện, người đọc mới lí giải được vì sao Xuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bám trụ mãi ở mảnh đất này, vì sao Xuyến từ chối tình cảm, cơ hội xây dựng gia đình với những người mà chị yêu thương. Bản năng người mẹ chị phối mọi hành động của chị. Người đọc có cảm giác Xuyến cứ loay hoay bên con, và không thể làm gì được khác. Tình cảm với bé Bi chiếm hết tâm trí chị. Và trước tình cảm ấy thì mọi thứ, mọi tình cảm khác đều nhỏ. Cứ thế, bằng giọng văn kể chuyện, kiểu rủ rỉ rù rì như người kể chuyện cổ tích, Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn dắt người đọc nhập cuộc, hiểu, thông cảm, chia sẻ với nhân vật của chị. Hạnh phúc theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư còn là sự hi sinh vì người khác: “Trong quan niệm của nhiều người, văn chương luôn có mối quan hệ mật thiết với đạo nghĩa. Quan niệm “văn dĩ tải đạo”có lẽ vẫn còn in sâu trong tâm thức không chỉ ở người sáng tác mà còn cả ở người đọc mặc dù nội hàm “đạo” mỗi thời một khác (...) Nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, có thể nói, vẫn nằm trong mô típ con người đạo nghĩa vốn được xem là một nét đặc trưng trong tính cách con người Nam Bộ và đã được các nhà văn Nam Bộ từ Hồ Biểu Chánh đến Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Trần Kim Trắc...thể hiện thành công. Đạo nghĩa, đạo nghĩa đối với các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, là một cái gì đó rất tự nhiên, nằm trong tình cảm của con người. Nó là yếu tố quan trọng nhất chi phối cách hành xử của con người”[18.3]. Biểu hiện cao nhất của đạo nghĩa trong thế giới nhân vật của chị chính là việc gạt đi sự vị kỉ để cho người khác, hi sinh vì người khác. Đó là lẽ sống, là quan niệm về hạnh phúc làm người. Quan niệm ấy không mới nhưng nó là nét đặc thù nổi bật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư.
Hi sinh vì người khác nghĩa là nhận phần thiệt thòi về mình. Để sống
được như thế không phải dễ. Hai người phụ nữ trong “Dòng nhớ” đều phải
khổ vì một người đàn ông. Một người cùng ông “dắt díu nhau bỏ nhà đi, sống kiếp thương hồ, trải qua bao nhiêu cơ cực”, rồi bị bỏ chơ vơ giữa dòng. Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người “năm này qua năm khác sống chung với ảnh, ban ngày ngoài ruộng, ban đêm chung giường” nhưng phải chịu cảnh chồng “hồn thì vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy”. Cả hai nỗi khổ ấy không thể so đo đâu khổ hơn. Cả hai đều không có lỗi. Bởi vậy họ có quyền oán trách, ca thán, lên án hoặc hằn học. Nhưng rốt cục, họ lại cùng thấy rằng: “Mà, đàn ông chịu cực khổ nhiều lắm rồi, đừng lấy nước mắt trói buộc họ nữa, tội họ lắm”. Đó không phải là những lời rao giảng. Đó không phải là những phát ngôn nhà văn nhét vào miệng nhân vật. Người đọc cảm nhận rõ ràng sự chân thật trong không gian chân tình trên chiếc ghe nhỏ đơn sơ vào một đêm đầy gió. Hi sinh vì người khác còn là nhận ra nỗi thống khổ của họ để thông cảm, để xóa đi thù hằn, ghen tuông. Không có sự độ lượng, không nghĩ cho người khác, không có thói quen sống vì người khác, khó có thể nhận ra điều ấy, khó có thể có được những suy nghĩ như thế. Sống nhân nghĩa, cho mà không nghĩ đến nhận, nén lại nỗi đau của riêng mình, dành tình yêu thương cho người...Đó là nguyên tắc sống rất tự nhiên chảy trong dòng máu họ. Có thể nói cuộc gặp gỡ và trò chuyện của hai người đàn bà trên chiếc ghe đơn sơ tối hôm ấy là một trong những trang văn hay nhất viết về lòng nhân ái, sự vị tha độ lượng của con người. Hai người đàn bà với hai thân phận, hai hoàn cảnh, hai nỗi khổ. Gặp nhau và đồng điệu. Sau cuộc gặp gỡ, cả hai đều nhức nhối câu hỏi lớn của mọi thời đại: “Đàn bà mình sao khổ vậy?”. Vậy mà không oán thán ai, chỉ nặng trĩu nỗi lòng vì người khác.
Trong mọi sự hi sinh thì hi sinh tình yêu có lẽ là điều khó khăn nhất. Ở một số nhà văn nữ cùng thời nói về tình yêu là nói về giải phóng tình dục, ở Nguyễn Ngọc Tư tình yêu gắn liền với sự hi sinh. Người ta có thể nhường
cơm sẻ áo, nhưng anh Phi, anh Hết thì có vẻ rất khó tin. Anh Phi (“Con sáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Không phải vì anh chưa muốn lấy vợ. Cũng không phải vì út Thà không ưng anh. Tình yêu của họ vừa có tình bạn, vừa có tình anh em. Việc họ lấy nhau là lẽ đương nhiên, là sự thật không phải bàn cãi. Vậy mà đùng một cái, út Thà đi lấy chồng. Ai gặp tình cảnh vậy mà không đau. Nỗi đau “day dứt tháng năm, nó dai dăng dẳng. Người yêu đi lấy chồng mà, biết bao người tự tử”. Phi cũng đau buồn lắm, nhưng là nỗi buồn biết trước, là nỗi đau sắp đặt sẵn, ý thức được, chủ động hứng chịu. Người đọc không khỏi ngỡ ngàng khi biết rằng không phải út Thà bội tình mà chính Phi chèo thuyền đi tìm hiểu gia đình họ hàng nhà “người ta” rồi về bàn với út Thà nên nhận lời....Cũng như với nhân vật anh Hết (“Hiu hiu gió bấc”), có thể có người đặt câu hỏi, liệu nhà văn có lên gân quá không, liệu có phải họ nhu nhược, không bảo vệ được tình yêu của mình, hay tình yêu ấy chưa đử sức nặng? Đọc cho đến dòng cuối cùng của truyện, chúng ta sẽ thấy họ, những nhân vật nông dân chân chất ấy, mộc mạc mà giàu tình cảm. Và cách hành xử, sự hi sinh của họ như một lẽ tự nhiên, tất yếu. Phi không thể vì mình mà không lo cho hai em còn ăn học.
Dường như, trong ánh mắt nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư, con người sinh ra rất cần tình yêu thương, sự độ lượng vị tha, sự cảm thông và hi sinh vì người khác. Nếu không, tâm hồn sẽ trở nên què quặt.
2.3.2.3. Quan niệm về phẩm giá con người
Con người luôn thể hiện những giá trị nhân bản vốn có của nó.
Nhiều cây bút đang cố gắng làm mới các phương thức tự sự bằng việc thể nghiệm nhiều kĩ thuật, thủ pháp, thì như một nhà nghiên cứu từng nhận xét, “Nguyễn Ngọc Tư dường như đứng ngoài xu hướng này. Chị không gây hứng thú cho người đọc bằng tổ chức lời văn phức tạp, bằng các thủ pháp tự