đương đại
Văn xuôi Việt Nam bắt đầu từ thời kì đổi mới đã từ chối cách nhìn xuôi chiều về con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi là cách nhìn đa chiều, phức hợp. Không còn kiểu nhân vật nhất phiến, trắng đen rõ ràng. Quan niệm con người kiểu sử thi chuyển sang con người đời tư, cá nhân và được nhà văn mổ xẻ giải thiêng không thương tiếc. Bộ mặt văn học Việt Nam đến Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài thì mới thực sự đổi mới. Có thể nói quan niệm nghệ thuật bước sang cực khác. Truyện ngắn và văn xuôi nói chung có xu hướng nghiêng nhiều về cảm hứng khai thác, khám phá mặt trái đời sống.
Quan niệm đưa con người trong văn học trở về gần gũi và áp sát hiện thực trở thành khuynh hướng tất yếu của văn học thời kỳ đổi mới. Con người cá nhân được miêu tả, mổ xẻ. Nhà văn bộc lộ cái nhìn sâu sắc và chân thực hơn về con người. Nhiều giá trị mới được thiết lập. Nhiều giá trị cũ bị phai nhạt đi hoặc bị phế bỏ hẳn. Con người được nhìn nhận với những tiêu chí, chuẩn mực khác, về đạo đức không tròn trịa và mẫu mực theo quan điểm thông thường. Dường như trong cuộc sống hiện đại, con người hiện lên với nhiều mặt trong đó có cả những thói xấu: loạn luân, vô luân, hỗn láo, độc ác, trơ trẽn, chây lì, hèn nhát, ích kỷ, thực dụng,...Tất thảy những thói xấu của con người được văn học phơi bày, không lảng tránh. Văn học đã khẳng định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lại những giá trị làm người bằng cách giúp người đọc nhận diện, cảm nhận rõ ràng cái xấu để tránh. Làm cho con người ghê sợ trước cái ác cũng là đích hướng thiện của văn học bên cạnh sự biểu dương, ca tụng mà văn học thời kì trước đã làm rất tốt.
Sau sự phục sinh của cái tôi cá nhân trong văn học đổi mới, văn học nhất là ở những nhà văn trẻ đi vào khám phá con người trong khynh hướng hưởng thụ vật chất, hưởng thụ tình dục, bù đắp những năm tháng dài hy sinh nhu cầu và quyền lợi cá nhân. Những vấn đề vụn vặt, riêng tư được “trình diễn thoải mái trong văn học”. Theo quan sát bước đầu, chúng tôi thấy văn học trẻ (với nội hàm là tác phẩm của những tác giả mới, trẻ tuổi. Các tác giả tiêu biểu mà chúng tôi có thể kể đến là: Đỗ Hoàng Diệu, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban,… ) ở họ trong quan niệm về con người nổi lên ba khuynh hướng sau:
+ Con người nổi loạn.
+ Con người bản năng tính dục. + Con người “vụn vặt”.
Ba khuynh hướng trong con người trên đây, có tinh thần chung, thống nhất chi phối là tinh thần giải phóng. Đã xuất hiện nhân vật nổi loạn trong văn học. Nổi loạn để quẫy cựa thoát khỏi những thiết chế xã hội. Quan niệm về con người của Nguyễn Ngọc Tư khá khác biệt so với ba xu hướng trên nổi loạn để trốn khỏi ràng buộc, bổn phận; nổi loạn để thoát khỏi chính mình.
Ta thử so sánh Đỗ Hoàng Diệu với Nguyễn Ngọc Tư qua một số trường
hợp sau: truyện “Vu Quy” của Đỗ Hoàng Diệu có bối cảnh gần với “Huệ lấy
chồng” của Nguyễn Ngọc Tư. Cả hai tác phẩm đều kể về tâm trạng của cô gái đêm trước ngày về nhà chồng. Cũng là hồi tưởng về mối tình đã qua nhưng hướng khai thác của hai nhà văn hoàn toàn khác. “Huệ” của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, chân chất kiểu thôn quê. Kỉ niệm chỉ xem là phim Hồng Kông, nói bóng gió năm câu ba điều. Biểu lộ tình yêu thì là “Thi ở đằng sau, kế dãy ghế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Huệ ngồi, hít đầm đìa hương tóc cô bạn gái, mỉm cười. Ra về, Thi thả chầm chậm theo tới chỗ quẹo vô nhà Huệ, Thi mới níu tay Huệ lại (...) tay Huệ ấp vào giữa tay Thi líu ríu”. Kỉ niệm chỉ có vậy. Mà nặng tình. Cái tình của cô gái trước ngày đi lấy chồng cũng bộn bề, giản dị và chân chất. Huệ trải ra những cảm xúc trong trẻo, bình dị. Nhân vật của Đỗ Hoàng Diệu thì được khai thác ở một kênh khác hẳn. “Tôi” hồi tưởng về những mối tình đã qua nhưng đậm dục tính, những cảm xúc về tình dục, về xác thịt. Đầu tiên là cảm xúc “Bồng bềnh mê man tròng trành giữa cõi nồng nàn thân xác” cùng ông nhà văn. Rồi đến “cú thọc sâu” của “người đàn ông đượm rát mùi phù sa sông Hồng” cắt trọn tuổi thơ biến “tôi” thành “người đàn bà mười sáu tuổi”. Tiếp đó là hồi ức về người đàn ông Tàu có “thân hình rắn chắc như một củ sâm”.. Có những trang viết, chị say sưa miêu tả khoái cảm bằng những từ ngữ nồng nàn giàu hình ảnh.
So sánh hai tác phẩm cụ thể như thế, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự khác biệt trong phong cách của hai nhà văn cùng thời, hai nhà văn tiêu biểu cho hai khuynh hướng quan niệm. Ở đây, không có sự đánh giá, chỉ là sự so sánh để thấy nét khác biệt.
Như vậy, có thể thấy truyện ngắn trẻ Việt Nam đang quẫy cựa, tìm tòi hướng đi với nhiều quan niệm khác nhau về con người, thậm trí trái ngược. Điều đó phản ánh những biến chuyển tất yếu hòa nhịp cùng điều kiện kinh tế và bối cảnh văn học.