Khái niệm phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 45)

2.1. Một số khái niệm có liên quan đến phúc lợi cho người lao động trong

2.1.2. Khái niệm phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp

Theo Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 [56], là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hồn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động trong các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng, do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Theo đó, tại khoản mục

8.3 có quy định về vấn đề lương và phúc lợi cho người lao động cụ thể “Doanh nghiệp phải đảm bảo các hạng mục tiền lương và phúc lợi của nhân sự phải chi tiết rõ ràng và phải thể hiện ở dạng văn bản trong mỗi đợt trả lương. Doanh nghiệp phải đảm bảo là tiền lương và phúc lợi được trả hoàn toàn phù hợp với các quy định luật pháp hiện hành và tiền thù lao được trả bằng tiền mặt hoặc dạng séc, theo cách thức thuận tiện cho người lao động”. Tuy nhiên, hệ thống này mới đưa ra một số yêu cầu như về thời gian làm việc, lương tối thiểu, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo…mà chưa đưa ra được những giải pháp để thực hiện phúc lợi cho người lao động.

“Phúc lợi cho người lao động là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống cho người lao động”. Từ khái niệm này, các tác giả cho rằng có hai loại phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp đó là: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.

Theo Caroline Forsey cho rằng: “Lợi ích của nhân viên là khoản phúc lợi mà nhân viên được hưởng ngoài lương, bao gồm bảo hiểm y tế, kế hoạch nghỉ hưu hoặc thời gian nghỉ có lương”.

Phúc lợi cho người lao động là quyền lợi về vật chất và tinh thần mà nhà nước hay cơ quan, doanh nghiệp bảo đảm cho người lao động được hưởng như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiển thất nghiệp, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm mất khả năng lao động, bảo đảm thu nhập, bảo đảm hưu trí tự nguyện, mua cổ phần cổ phiếu của doanh nghiệp, bữa ăn ca, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đi lại, giúp đỡ tài chính của đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội tín dụng, dịch vụ bán hàng hạ giá, trợ cấp về giáo dục và đào tạo, trợ giúp về y tế chăm sóc tại chỗ, dịch vụ giải trí, chương trình thể thao văn hóa, chăm sóc con của người lao động…

Theo tác giả: Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp là phần

thù lao gián tiếp mà doanh nghiệp chi trả cho người lao động và các khoản phúc lợi khác mà người lao động được hưởng để hỗ trợ cuộc sống cho người lao động và nhằm kích thích người lao động tăng năng xuất lao động gắn bó với doanh nghiệp, địa phương sinh sống.

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w