vật chất, phúc lợi về tinh thần, phúc lợi gián tiếp, cơng trình phúc lợi.. cho người lao động.
1.3. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi cho người lao độngtrong các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp
(1) Bài viết của Castel P. (2005), Voluntary Defined Benefit Pension System Willingness to Paticipate the Case of Vietnam. Nội dung bài viết đã chỉ ra các nhân tố quyết định đến sự sẵn sàng tham gia vào hệ thống hưu trí tự nguyện của người lao động khu vực PCT ở Việt Nam, bao gồm: Thu nhập, trình độ học vấn, khả năng tiết kiệm, nơi cư trú, tiếp cận tín dụng, kiến thức về BHXH, thái độ lập kế hoạch lâu dài. Tuy nhiên, cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sẵn sàng tham gia như thời gian đóng, mức đóng, quyền lợi được hưởng. Bài viết dừng lại nghiên cứu về sự sẵn sàng tham gia hệ thống hưu trí tự nguyện cho khu vực PCT, chưa nghiên cứu các đối tượng khác như lao động trong doanh nghiệp và các khu vực khác.
(2) Mạc Văn Tiến, “Phúc lợi xã hội trong bài tốn cơng bằng và tăng
trưởng ở Việt Nam”, Tạp chí BHXH, năm 2018. [49]
Tác giả cho rằng bản chất của phúc lợi xã hội: “là giảm thiểu sự bất công bằng trong xã hội, đảm bảo cho các thành viên trong xã hội đều có thể thụ hưởng những cái “chung” của xã hội. Trách nhiệm của Nhà nước, một mặt phải điều khiển nền kinh tế phát triển, trên cơ sở đó có nhiều nguồn lực hơn để thực hiện các mục tiêu xã hội, nghĩa là làm cho “cái bánh” của xã hội tỏ ra; mặt khác, phải tổ chức chia “cái bánh” đó hợp lý”.
Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa: “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và phúc lợi xã hội” có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa là tiền đề, vừa là điều kiện của nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội và phúc lợi xã hội; tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là thước đo của tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội là nhân tố động lực để có tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế”. Trên cơ sở đó, tác giả đi đến kết luận: “Phúc lợi xã hội chỉ có thể thực hiện có hiệu quả, khi: (i) tăng trưởng kinh tế có tính ổn định, bền vững; (ii) tăng trưởng nghĩa làm phải làm cho “chiếc bánh” ngân sách to ra và mọi người đều phải được hưởng thụ “chiếc bánh” này, chứ khơng chỉ có người giàu, người có điều kiện.
(3). Ngân hàng thế giới, “Việt Nam: Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại - Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”, 2012.
Các tác giả đã chỉ ra những thách thức chính như: Tuổi nghỉ hưu trung bình thấp, Chi trả lương hưu tăng lên…trên cơ sở đó, Ngân hàng thế giới đề xuất những lựa chọn để Việt Nam tiếp tục cải cách như: Đổi mới chính sách hưu trí, Kiểm sốt tăng trưởng chi tiêu lương hưu, Tăng cường năng lực quản lý đầu tư quĩ hưu trí, Đối xử bình đẳng giữa người lao động khu vực công và khu vực tư…
(4). Bùi Sỹ Lợi, “Giải pháp Hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế”, Tạp chí Tài Chính, tháng 2 năm 2019. Tác giả cho rằng những Khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gồm: (i) các chính sách bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ bao phủ còn thấp, tỷ lệ tham gia mới đạt
được gần 29% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia vẫn còn khoảng 71,2% lực lượng lao động chưa tham gia BHXH; BHTN mới đạt gần 25% lực lượng lao động tham gia. Kết quả này cho thấy, mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 21- NQ/TW là khó có thể đạt được đến năm 2020; (ii) chính sách bảo hiểm y tế: Chất lượng KCB tại tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế, đội ngũ y bác sỹ ở các tuyến xã, huyện còn thiếu nên việc nâng cao chất lượng KCB là một thách thức cho cơ quan y tế địa phương. Tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT vẫn diễn ra phổ biến, do nhiều nguyên nhân như: Phát trùng thẻ BHYT; Một số bệnh viện kê khống, lập bệnh án khống chi phí KCB; Bệnh nhân đã ra viện vẫn chỉ định thuốc, dịch vụ kỹ thuật để bệnh nhân được mang thuốc về nhà sử dụng… trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
hồn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: (i) nâng cao nhận thức
về chính sách BHXH, BHYT; (ii) hồn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT; (iii) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHXH, BHYT …
(5). Phạm Đình Thành, “Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH trong doanh nghiệp”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tháng 11 năm 2017.
Tác giả cho rằng: “Quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc mà trọng tâm là người lao động trong các doanh nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm đạt mục tiêu BHXH cho mọi người lao động. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII. Tuy nhiên, để hồn thành nhiệm vụ này cần phải có một hệ thống đồng bộ các giải pháp cả về chính sách và tổ chức thực hiện, cùng sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương”, và tác giả đề xuất 02 nhóm giải pháp: (i) Giải pháp về chính sách; (ii) Giải pháp về tổ chức thực hiện.
lợi, nhất là an sinh xã hội cho người dân, nhưng ít đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp.