2.3. Các nhân tố tác động tới hệ thống phúc lợi cho
2.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
(i) Chính sách pháp luật của Nhà nước
Chính sách pháp luật của Nhà nước là hành lang pháp lý mà mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện. Chính sách pháp luật của nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cá nhân phát triển bình đẳng, cạnh tranh và cùng có lợi.
Chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người lao động đều có thể ảnh hưởng đến phúc lợi của người lao động. Chẳng hạn như các chính quy định về thời giờ nghỉ ngơi, làm việc; quy định về các chế độ bảo
hiểm… Nếu những chính sách này có lợi cho người lao động thì động lực lao động mà họ tạo ra sẽ rất lớn và tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp.
(ii) Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và địa phương: các yếu tố về kinh tế, mức sống, xu hướng lạm phát hay các yếu tố về ổn định chính trị - xã hội đều có thể ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát, đa số người lao động phải cố gắng làm việc cao với động cơ giữ được việc làm, còn tổ chức buộc phải có những chính sách bảo đảm sự ổn định công việc và thu nhập cho người lao động nếu như muốn khắc phục tình trạng bi quan của người lao động trong tình trạng suy thối. Nhu cầu an toàn của người lao động được thỏa mãn và động lực lao động của họ sẽ cao bởi tổ chức đã từng chia sẻ rủi ro với họ.