Quan điểm, mục tiêu tăng phúc lợi cho người lao động trong các doanh

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 127 - 130)

nghiệp trên đại bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm

Quan điểm 1: Phấn đấu duy trì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã với tốc độ nhanh, bền vững cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động, phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu chất lượng hợp lý theo ngành và lãnh thổ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Quan điểm 2: Phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của người lao động; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đảm bảo yêu cầu phát triển trước hết là các ngành công nghiệp, dịch vụ then chốt nhằm hòa nhập vào xu thế phát triển chung của tỉnh và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; chăm lo phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quan điểm 3: Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu nhân lực trong các doanh nghiệp ngày càng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao rất khó tuyển dụng, nên người lao động có quyền lựa chọn chọn nơi làm việc có chế độ phúc lợi tốt hơn.

Quan điểm 4: Chế độ phúc lợi là một trong những quyền lợi của người đi làm được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng chế độ cho người lao động như một cách để thu hút nhân tài.

Quan điểm 5: Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động;

Quan điểm 6: Phúc lợi và các chế độ đãi ngộ góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực người sử dụng lao động. Để có thể bảo đảm chính sách phúc lợi tốt cho người lao động các doanh nghiệp thực hiện phúc lợi tốt sẽ khiến người lao động yên tâm và gắn bó với cơng việc, từ đó giảm biến động lao động, giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng, đào tạo lao động mới và thời gian làm quen với công việc.

4.1.2. Mục tiêu

4.1.2.1. Mục tiêu chung

Các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu cụ thể:

(i) Đối với BHXH bắt buộc và BHTN: Tỷ lệ tổng số lao động tham gia trên 95% số đối tượng thuộc diện tham gia vào cuối năm 2025.

Phát triển đối tượng tham gia BHXH, phát triển mạnh lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, nâng cao tỷ lệ người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội, quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân và lao động khu vực phi chính thức. Nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm BHXH để đảm bảo quyền lợi của đối tượng tham gia và thụ hưởng. Xây dựng lộ trình đưa tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp đạt mức ASEAN; mở rộng thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và phục vụ yêu cầu ngày càng cao của người thụ hưởng chính sách BHXH, nâng cao chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH.

(ii) Đối với BHXH tự nguyện: tốc độ gia tăng đối tượng tham gia của năm sau so với năm trước ít nhất bằng 32% so với năm trước.

(iii) Phấn đấu đến năm 2025 về cơ bản tiền lương của các doanh nghiệp trả cho người lao động ít nhất 1,5 lần so với lương cơ bản của chính phủ quy định; đến năm 2035 bằng 1,5 lần tiền lương trung bình của người lao động tại doanh nghiệp.

(iv) Nâng cao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp bằng các khoản tăng lương, phụ cấp, thưởng để đảm bảo 100% người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên có thể sống bằng thu nhập của mình.

(v) Tăng cường cơng tác khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động, như khám bệnh cho người lao động mới vào làm việc và định kỳ 6 tháng tổ chức khám lại.

(vi) Đẩy mạnh cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó tập trung thực hiện tốt cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về cơng tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện tốt việc cải thiện điều kiện làm việc, mơi trường lao động; chủ động phịng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an tồn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, tài sản Nhà nước, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trên địa bàn; nâng cao năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng văn hóa an tồn lao động, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người, trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như: khai thác đá, đóng tàu, điện, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh tế biển.

- Trung bình hằng năm tăng 5% số doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; tăng 5% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; Tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động; tăng 10% doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Hằng năm, 100% người làm các nghề, cơng việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; cán bộ làm cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

a) Giai đoạn đến năm 2025:

Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 85%.

b) Giai đoạn đến năm 2035:

Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức 90% trở lên.

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w