Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 62)

Chính phủ là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước. Giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động là các bộ, cơ quan ngang bộ. Ở địa phương có chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.

Đối với Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã…” ( Điều 1 Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012). Trong phạm vi địa phương, việc thực hiện quản lý nhà nước về lao động do ủy ban nhân dân các cấp thực hiện. Giúp việc ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương là cơ quan hoặc bộ phận chun mơn về lĩnh vực lao động. Ví dụ: cơ quan giúp việc của ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; cơ quan giúp việc ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Mặc dù về phương diện tổ chức bộ máy, các cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội không được tổ chức theo ngành dọc nhưng về phương diện quản lý chuyên môn, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn có quyền hướng dẫn và chỉ đạo chuyên môn đối với các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, tương tự như vậy giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với các Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp gồm:

1 Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

6. Đầu tư cho phát triển phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

8.Các hoạt động khác để thúc đẩy phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w