Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 65)

Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là đại diện cho một bên của quan hệ lao động, được coi là “cầu nối” giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các quan hệ cụ thể và trong cơ chế hai bên, cơ chế ba bên nhằm hướng tới việc đối thoại quyết định các vấn đề của lao động.

Sự thành lập tổ chức đại diện NLĐ (xuất hiện tại Châu Âu vào đầu thế kỉ XIX), so với tổ chức đại diện của NSDLĐ, tổ chức đại diện của NLĐ ra đời sớm hơn và nhận được sự chú ý nhiều hơn của các giới trong xã hội. Điều này cũng hợp với lẽ tự nhiên, bởi NLĐ trong quan hệ làm thuê thường là người yếu thế hơn so với NSDLĐ. Về phương diện chính trị, có những nghiệp đồn độc lập với chính Đảng (nghiệp đồn của Mĩ, Pháp, Việt Nam cộng hồ), có nghiệp đồn chi phối chính Đảng (nghiệp đồn Anh), lại có nghiệp đồn lệ thuộc chính Đảng (nghiệp đồn ở các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội).

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Cơ chế ba bên có nghĩa là bất kể hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng. Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ. Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng khơng có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thơng số đó

Theo quan điểm này thì cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động (thơng qua các cơ quan, tổ chức đại diện chính thức của mỗi bên) để cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực lao động - xã hội vì một nền kinh tế thịnh vượng và vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được gọi là các “đối tác xã hội” của cơ chế ba bên, trong đó mỗi đối tác đều có những vai trị nhất định. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập tới vai trò của tổ chức đại diện người lao động trong cơ chế ba bên.

Từ khi ILO ra đời, việc thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức của mình cũng là một nội dung trong quyền tự do liên kết của NLĐ được quy định tại Công ước số 87 năm 1948 và các văn bản có liên quan của ILO. Trong phạm vi quốc gia, NLĐ có thể thành lập một hoặc nhiều tổ chức đại diện của mình tuỳ thuộc vào phạm vi quyền tự do lập hội của NLĐ được thừa nhận đến mức độ nào bởi pháp luật quốc gia. Ở các quốc gia không ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên thường chỉ tồn tại một loại tổ chức duy nhất đại diện cho NLĐ. Ngược lại, ở những quốc gia ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên thường có nhiều loại tổ chức khác nhau đại diện cho những nhóm NLĐ khác nhau. Trong trường hợp này, các tổ chức đại diện của NLĐ phải thảo luận, thương thuyết và đi đến thống nhất cử ra tổ chức có tính đại diện nhất cho giới lao động tham gia cơ chế ba bên. Khi cần thiết, Nhà nước có thể can thiệp, thậm chí là trực tiếp, vào việc lựa chọn này. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, tổ chức đại diện của NLĐ có quyền gia nhập tổ chức đại diện của NLĐ trong khu vực (như: Tổ chức khu vực Châu á - Thái Bình Dương (APRO) được thành lập năm 1951, hiện có 25 triệu đồn viên từ 35 Cơng đồn thành viên của 25 quốc gia; Hội đồng Cơng đồn ASEAN (ATUC) thành lập năm 1981, hiện thành viên bao gồm các tổ chức Cơng đồn của 6 quốc gia khối ASEAN) và gia nhập tổ chức đại diện NLĐ ở cấp quốc tế (như: các Cơng đồn ngành nghề quốc tế; Liên hiệp Cơng đồn thế giới (WFTU), hiện có 214 triệu đồn viên từ 99 tổ chức Cơng đoàn của 81 quốc gia thuộc các xu hướng chính trị và chế độ khác nhau trên thế giới).

Khi tham gia cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của NLĐ có những vai trị cơ bản sau:

- Là cầu nối NLĐ với NSDLĐ và Nhà nước;

- Cùng đại diện của Nhà nước và NSDLĐ quyết định hoặc cùng đại diện của NSDLĐ tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng...;

- Phối hợp với hai “đối tác xã hội” còn lại của cơ chế ba bên tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch...và giải quyết các vấn đề phát sinh

từ quá trình tổ chức thực hiện này (bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng);

- Cùng đại diện NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hai bên lành mạnh, mơi trường lao động hài hồ, ổn định.

Cũng giống như tổ chức đại diện của NSDLĐ, trong cơ chế ba bên, Cơng đồn Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, tổ chức đại diện của NSDLĐ thảo luận, đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách, pháp luật lao động; cùng NSDLĐ giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ hai bên, ba bên...So với quan điểm của ILO về cơ chế ba bên và so với thực tế thực hiện ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao động phát triển thì việc vận dụng cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay cịn rất hạn chế, vì vậy vai trị của cả tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ trong cơ chế này còn khá hạn chế. Thời gian tới, khi cơ chế ba bên được vận dụng sâu rộng hơn thì NLĐ sẽ được tham gia nhiều hơn vào “các công việc chung” của Nhà nước thông qua tổ chức Cơng đồn. Để đảm đương được trọng trách này, Cơng đồn Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều và phải vượt qua được những thách thức mà Cơng đồn đang gặp phải.

Theo quy định, đại diện cho người lao động có các vai trị cơ bản sau:

1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tồ án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình cơng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w