Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 122 - 127)

3.5. Đánh giá chung về thực trạng phúc lợi cho người lao động trong các doanh

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Hạn chế

- Vẫn cịn tình trạng một số doanh nghiệp cịn nợ lương người lao động, dẫn đến người lao động khơng có tiền để chi tiêu và trang trải cuộc sống, từ đó tạo ra tâm lý khơng n tâm trong công việc và trong đời sống hàng ngày của người lao động.

- Công tác tổ chức khám bệnh thường kỳ cho người lao động còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng mang tính hình thức.

- Một số hoạt động của người đại diện cơ quan nhà nước cịn mang tính hình thức, chưa thực sự gắn với người lao động và doanh nghiệp đặc biệt là chưa tạo ra sự yên tâm cho người lao động yên tâm làm việc.

- Công tác tuyên truyền thực hiện các chính sách cho người lao động chưa thực sự tạo ra sự chuyển biến lớn trong doanh nghiệp, dẫn đến một số doanh nghiệp vấn cố tình vi phạm như nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội.

- Quá trình xử lý những doanh nghiệp vi phạm chưa thực sự dứt khoát dẫn đến các doanh nghiệp vi phạm hết lần này đến lần khác.

3.5.2.2. Nguyên nhân hạn chế

(i) Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên chưa tích cực cho việc làm thế nào để tăng cường quỹ phúc lợi cho người lao động bao gồm cả phúc lợi bắt buộc lẫn phúc lợi tự nguyện.

- Một số doanh nghiệp còn nợ BHXH của người lao động, nợ tiền lãi của người lao động dẫn đến người lao động không được hưởng các chế độ quy định khi ốm, đau, thai sản…

- Bên cạnh việc nợ bảo hiểm xã hội của một số doanh nghiệp, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia tăng cường quỹ phúc lợi tự nguyện cho người lao động như việc xây dựng và tạo công viên, các khu vui chơi giải trí trong khn viên của doanh nghiệp.

(ii) Việc sử dụng các quỹ phúc lợi trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã chưa thực sự hiệu quả:

- Đối với việc sử dụng quỹ phúc lợi bắt buộc vẫn cịn tình trạng một số doanh nghiệp chưa đảm bảo chi theo đúng quy định như có nhiều hoạt động chi thiếu, có nhiều hoạt động chi quá quy định và một số hoạt động chi chưa kịp thời.

- Việc sử dụng các phúc lợi bảo hiểm như: BHXH, BHYT…cũng chưa được

các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức như việc thực hiện các phúc lợi bảo đảm, tiền trả cho thời gian khơng làm việc, bố trí lịch làm việc linh hoạt, cho vay tài chính chưa thực sự triển khai đồng bộ vẫn mang tính chất manh mún

(iii) Trách nhiệm của các chủ thể trong doanh nghiệp đối với phúc lợi cho người lao động chưa đạt được hiệu quả cao

- Các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ở Quảng Yên nói riêng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khơng có chi phí để bỏ ra thực hiện những hoạt động cho người lao động như chi phí khám bệnh, chi phí học tập..

- Một số doanh nghiệp chưa ý thức được thông qua việc tạo phúc lợi cho người lao động sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được uy tín, người lao động yên tâm làm việc qua đó sẽ giúp doanh nghiệp ổn định trong q trình làm việc.

- Cơng tác tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, chủ yếu mang tính chất khẩu hiệu nên sau một thời gian mọi thứ lại trở lại như cũ.

(iv) Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

- Công tác tuyên truyền mặc dù tổ chức thường xun, có nhiều hình thức phong phú, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, dẫn đến nhận thức của một số doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện BHXH, BHYT chưa cao;

- Cơng tác cải cách thủ tục hành chính tuy có quyết liệt nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và đòi hỏi của người dân.

- Việc xử lý vi phạm từ các cuộc kiểm tra liên ngành còn hạn chế, chưa đủ mức răn đe để các đơn vị nghiêm túc thực hiện sau kiểm tra. Dẫn đến, một số doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về BHXH, BHYT.

(v) Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động

.......Hiện nay hoạt động của Cơng đồn các cấp trên cơ sở vẫn phụ thuộc khá nhiều vào ngân sách Nhà nước và Cơng đồn cấp cơ sở hoạt động chủ yếu dựa vào kinh phí của NSDLĐ. Vì vậy, dẫn đến tiếng nói của tổ chức này nhiều khi không hiệu quả và dẫn đến bất bình đẳng với Nhà nước và NSDLĐ và nếu khơng bình đẳng thực sự với các tổ chức trên thì Cơng đồn khó có thể thực hiện được tốt vai trị của mình khi đại diện cho người lao động.

Cần tích cực tham gia hơn nữa vào tồn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến các quy định về quyền thành lập, gia nhập tổ chức Cơng đồn, đăng ký Cơng đồn; thẩm quyền của Cơng đồn các cấp liên quan đến việc đề xuất xây dựng pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động.

(vi) Trách nhiệm của người lao động

- Hiện nay, đa số người lao động trong doanh nghiệp thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng người lao động khơng nắm bắt được nội quy, quy chế làm việc trong doanh nghiệp dẫn đến vi phạm quy chế làm.

- Một số lao động vẫn ỷ lại công việc, chưa chủ động nghiên cứu, nắm bắt các chính sách, các quy định về pháp luật của nhà nước liên quan đến bản thân. Dẫn đến khi xẩy ra các tranh chấp hoặc các vấn đề liên quan đến quyền lợi của bản thân nhưng không dám đấu tranh

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, NCS đã đi vào quá trình giới thiệu một số đặc điểm cơ bản về thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh như về đặc điểm tự nhiên, một số đặc điểm khác qua đó, NCS đã đi vào phân tích thực trạng tạo phúc lợi cho người lao động trên địa bàn thị xã Quảng Yên qua: (i) phúc lợi bắt buộc và (ii) phúc lợi tự nguyện. Trong chương này, NCS cũng đã đi vào phân tích hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới phúc lợi người lao động trong doanh nghiệp qua 3 nhóm yếu tố cơ bản: (i) Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách; (ii) các nhân tố thuộc về doanh nghiệp; (iii) các nhân tố thuộc về bản thân người lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phúc lợi của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, NCS đi vào đánh giá những điểm đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế; đối chiếu với khung lý thuyết đã được trình bày tại chương 2, các căn cứ này làm tiền đề cho các giải pháp được NCS sẽ đề xuất ở chương 4.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG PHÚC LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

Một phần của tài liệu Phúc lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w