Khung pháp lý cho hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 83 - 85)

3.2 .3Nguyên nhân thị tr ườ ng trái phi ếu Vi ệt Nam chưa phát triể n

3.2.3.4.1 Khung pháp lý cho hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu chưa hoàn thiện

Khung pháp lý là một trong những cơ sở hạ tầng để TTTP phát triển. Tầm quan trọng của hệ thống văn bản pháp quy chính là những quy định cũng như những hướng dẫn nhằm điều chỉnh TTTP phát triển hiệu quả, chẳng hạn quy định về việc cho phép phát hành, giao dịch các loại trái phiếu và công cụ phái sinh tín dụng; quy định điều chỉnh hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm, của các nhà tạo lập thị trường, trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ, hoạt động đấu giá trái phiếu,…

Mặc dù hệ thống văn bản pháp lý về TTTP dần dần hoàn thiện nhưng một điều nhận thấy rằng văn bản pháp lý ra đời khá chậm để có thể đi đầu trong vệc định hướng cũng như xây dựng cở hạ tầng khác cho hoạt động của TTTP:

- 120/CP ngày 17/09/1994 ra đời đã khởi đầu cho sự hình thành thị trường TPDN. Thế nhưng, nghị định chỉ mới dừng lại cho phép các doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Vì vậy, từ năm 1994 đến năm 2006 (12 năm), trên thị trường chỉ mới có trái phiếu của những doanh nghiệp nhà nước lớn lưu hành. Nghị định 52/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thay thế cho nghị định 120/CP ngày 14/09/1994, quy mơ thị trường lớn hơn nhờ có sự tham gia phát hành của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng ngồi quốc doanh. Như vậy, mặc dù cho rằng thị trường TPDN hình thành được 15 năm, nhưng nó vẫn quá non trẻ bởi mãi cho đến năm 2006 nghị định 52/2006/NĐ-CP ra đời mới tạo cơ chế thơng thống cho sự tham gia thêm của các tổ chức ngoài quốc doanh.

- Cho đến nay, nhu cầu định mức tín nhiệm trái phiếu rất cao. Các tổ CRA có uy tín đảm nhiệm vai trị đánh giá tín nhiệm tổ chức phát hành, bao gồm tổ chức phi Chính phủ và Chính phủ. Thế nhưng, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định rõ ràng cụ thể về việc thành lập và hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm độc lập.

- TTTP phát triển đòi hỏi việc giao dịch các sản phẩm trái phiếu cũng như cơng cụ phái sinh tín dụng diễn ra liên tục với quy mơ nhất định trong khoảng thời gian nhất định. Tổ chức tạo lập đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động giao dịch trên TTTP, thậm chí là thực hiện báo cáo hoạt động về trung tâm thông tin nhằm thực hiện minh bạch hóa của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà tạo lập thị trường vẫn chưa được chuẩn hóa rõ ràng dưới bất kỳ văn bản pháp lý nào.

Riêng đối với thị trường TPDN, văn bản pháp lý vẫn cịn một số điểm thiếu sót:

- Về việc cơng bố thơng tin về định mức tín nhiệm của tổ chức phát hành TPDN. Bởi vì TPDN là một cơng cụ nợ để doanh nghiệp huy động nguốn vốn vay trong xã hội nên thơng tin về định mức tín nhiệm của tổ chức phát hành là cực kỳ quan trọng. Nó thể hiện uy tín, khả năng thanh tốn nợ vay của tổ chức. Thế nhưng, theo Nghị định 52/2006/NĐ – CP, nội dung công bố thông tin phát hành trái phiếu được quy định tại điểm 3 Điều 42 là “Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có)”, tức là khơng bắt buộc phải cơng bố thơng tin về định mức tín nhiệm. Ngay cả thơng số 38/2007/TT- BTC ngày 18/04/2007 về việc hướng dẫn về việc công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn cũng không quy định về việc công bố thơng tin định mức tín nhiệm. Như vậy, sự thiếu sót trong

quy định của pháp lý về vấn đề này không bảo vệ cho trái chủ khỏi tình trạng vỡ nợ của doanh nghiệp phát hành.

- Trong hoạt động tín dụng, việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích là điều rất quan trọng. Bởi vì, nó khơng những thể hiện nhu cầu vốn thiết thực của tổ chức đi vay mà mục đích vay đó có thể là một trong những nguồn trả nợ vay. Thử xem xét chuyện gì sẽ xảy ra nếu một doanh nghiệp sản xuất Xi măng phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho “dự án xây dựng Nhà máy sản xuất xi măng để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường”, và doanh nghiệp dùng nguồn vốn này để kinh doanh bất động sản (tranh thủ thời cơ thị trường bất động sản đang “nóng”) hay kinh doanh cổ phiếu (khi giá cổ phiếu đang tăng). Kết quả của việc sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro tiềm ẩn cho tổ chức phát hành – rủi ro khả năng thanh toán nợ vay (khi thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khốn biến động xấu), mất lòng tin ở nhà đầu tư và gây rủi ro cho nhà đầu tư – mất vốn do không thu hồi được nợ vay. Chính vì vậy, cần có cơ quan đại diện cho trái chủ để giám sát việc sử dụng vốn vay của tố chức phát hành trái phiếu. Điểm 2 Điều 48 Chương VII Nghị định 52 có quy định “đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp giám sát việc phát hành, sử dụng và thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn”, nhưng nghị định vẫn chưa thể hiện rõ “đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp” cụ thể là ai, chưa quy định rõ chế tài nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu sai mục đích.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 83 - 85)