Lộ trình thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 116 - 140)

3.2 .3Nguyên nhân thị tr ườ ng trái phi ếu Vi ệt Nam chưa phát triể n

4.4 Lộ trình thực hiện các giải pháp

Việc triển khai các giải pháp trên cần phải được thực hiện theo một lộ trình như sau :

- Trước mắt, Chính phủ cần nhanh chóng hồn thiện khung pháp lý như : các quy định liên quan đến các sản phẩm trái phiếu, các công cụ bảo hiểm rủi ro, sự minh bạch thông tin, những quy định về hoạt động của nhà tạo lập thị trường cũng như của tổ chức định mức tín nhiệm. Đây chính là nền tảng để tạo cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp cịn lại, bởi vì mọi hoạt động của thị trường đều được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật. Song song đó, cần phải nâng cao nhận thức, trình độ của các chủ thể trên thị trường trái phiếu. Vì chỉ khi nào các chủ thể này nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng cơng cụ trái phiếu thì mới có thể gia tăng cung – cầu các loại hàng hóa, và kéo theo sẽ làm tăng tính thanh khoản của thị trường thứ cấp.

- Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ là giải pháp cấp thiết cần thực hiện tiếp theo bởi vì sự phát triển của thị trường này sẽ định hướng cho sự phát triển của toàn thị trường trái phiếu Đây cũng là bài học được đúc kết kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước. Hơn nữa, việc phát triển thị trường TPCP cũng chính là tạo nền tảng cho việc xây dựng đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu.

- Kế tiếp là cần phải mở rộng phạm vi giới hạn phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu tài chính,... bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư,... sử dụng công cụ huy động vốn này. Đồng thời, cần phải nhanh chóng thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, chuyên nghiệp trong nước. Đây là điều hết sức cần thiết trong quá trình phát triển khu vực thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bởi vì nó sẽ giúp cho thị trường trái phiếu tránh khỏi sự sụp đổ do sự phát hành trái phiếu tràn lan của những tổ chức phi Chính phủ có

mức tín nhiệm thấp. Bên cạnh đó, cần phải thành lập cơ quan kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng nguồn vốn huy động từ trái phiếu.

- Và để thị trường trái phiếu thứ cấp có tính thanh khoản cao, tiếp theo là cân xây dựng đội ngũ nhà tạo lập thị trường. Thông qua hệ thống sàn giao dịch điện tử được thiết lập, các nhà tạo lập thị trường đảm bảo cho hoạt động của thị trường trái phiếu diễn ra liên tục. Đồng thời, thiết lập trung tâm thông tin để tiếp nhận báo cáo của các nhà tạo lập thị trường, của các nhà môi giới và để chuyển tải những thông tin đến những đối tượng cần thiết.

Như vậy, lộ trình thực hiện các giải pháp có thể được tóm tắt như sau:

D uy tr ì m ơi tr ườ ng k in h tế v i m ô ổn đ ịn h X ây d ựn g th ị t rư ờn g ng oạ i h ối p há t t ri ển v ữn g m ạn

h 1. Ban hành và hoàn thiện khung pháp lý về sản phẩm trái phiếu, công cụ phái sinh, sự minh bạch thông tin, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm và của nhà tạo lập thị trường Nâng cao nhận thức, trình độ của các chủ thể trên thị trường trái phiếu

2. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn

3. Mở rộng phạm vi phát hành trái phiếu doanh nghiệp Hình thành các tổ chức CRAs độc lập, chuyên nghiệp

Thành lập cơ quan giám sát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay

4. Hình thành hệ thống các nhà tạo lập thị trường Thiết lập hệ thống sàn giao dịch điện tử Thiết lập hệ thống trung tâm thông tin

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 tập hợp các giải pháp để một TTTP có thể phát triển hiệu quả. Nổi bật trong chương 4 là giải pháp xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, thiết lập các nhà tạo lập thị trường và tổ chức định mức tín nhiệm mà hiện nay rất được quan tâm. Chương 4 cũng đề ra giải pháp thiết lập một Trung tâm thông tin. Đây là nơi tập hợp các thông tin liên quan hoạt động giao dịch của TTTP và thị trường phái sinh tín dụng như thông tin về giá cả, quy mô giao dịch, về chủng loại sản phẩm trên thị trường, về mức tín nhiệm của các tổ chức phát hành,…. Thơng qua Trung tâm thơng tin này, Chính phủ có thể nắm bắt được tồn bộ hoạt động của TTTP và phái sinh tín dụng để từ đó có những điều chỉnh định hướng phát triển của thị trường phù hợp. Nhưng quan trọng trên hết của những giải pháp trên chính là yếu tố Chính phủ. Mọi hoạt động của thị trường cũng như để thực hiện những giải pháp trên đều cần có sự điều chỉnh, định hướng của Chính phủ thơng qua việc ban hành các văn bản pháp lý.

Trang 1 1 7/105

KẾT LUẬN

Vốn là một trong những nhân tố “huyết mạch” trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, nguồn vốn được khơi thông ở cả 3 thị trường là thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu, thì ở Việt Nam, thị trường trái phiếu chưa phát huy được tính hiệu quả của nó trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chưa phát triển, dù đã được hình thành và đi vào hoạt động được 16 năm.

Việc khảo sát và phân tích hoạt động của thị trường trái phiếu đến thời điểm hiện nay đã chỉ ra những nguyên nhân khiến thị trường này chưa phát triển. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do chưa xây dựng hoàn chỉnh những nền tảng cơ bản như: hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, chưa thiết lập được các yếu tố làm tăng tính thanh khoản của thị trường thứ cấp, chưa hình thành được đội ngũ nhà tạo lập thị trường, cịn thiếu tổ chức định mức tín nhiệm cũng như chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn. Chỉ khi nào giải quyết những nguyên nhân này mới có thể thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển hiệu quả.

Thông qua việc nghiên cứu và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình phát triển thị trường trái phiếu ở một số quốc gia trên thế giới, đề tài “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” đã đưa ra một hệ thống các giải pháp. Những giải pháp này tập trung vào việc xây dựng hoàn thiện những nền tảng cơ bản để một thị trường trái phiếu phát triển hiệu quả. Việc thực hiện các giải pháp này cần phải có lộ trình và nên được triển khai theo “hình xoắn ốc”. Nhưng quan trọng trên hết vẫn là sự định hướng phát triển thị trường của Chính phủ thơng qua ban hành một hệ thống văn bản pháp lý. Khi thị trường trái phiếu phát triển, nó sẽ kết hợp với thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường cổ phiếu tạo thành “kiềng 3 chân” vững chắc thúc đẩy sự hồn thiện của thị trường vốn, và góp phần tạo ra kháng thể cho nền kinh tế.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Những rủi ro của thị trường tài chính do phụ thuộc vào hệ thống NHTM Phụ lục 2: Lý giải sự hình thành cấu trúc vi mô của thị trường trái phiếu hiện nay Phụ lục 3: Các loại trái phiếu trên thị trường trái phiếu

Phụ lục 4: Một số rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu Phụ lục 5: Khái quát một số sản phẩm phái sinh tín dụng

Phụ lục 6: Biểu tượng định mức tín nhiệm cho khoản vay ngắn hạn và dài hạn Phụ lục 7: Các phương thức phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu Nhật Bản Phụ lục 8: Giới thiệu một số thị trường phái sinh tín dụng Châu Âu

Phụ lục 9: Sự lựa chọn trái phiếu Chính phủ như một chuẩn so sánh (trên thị trường EU) Phụ lục 10: Giải thích các thuật ngữ

PH

PHỤ LLỤỤCC

1. PHỤ LỤC 1: NHỮNG RỦI RO CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH DO PHỤ THUỘC VÀO HỆ THỐNG NHTM

Hiện nay, thị trường tín dụng – bộ phận của thị trường vốn chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại cung cấp vốn vay cho nền kinh tế. Sự phụ thuộc này sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng:

- Trước tiên, ngân hàng đóng vai trị là tổ chức tài chính trung gian. Thơng qua hệ thống ngân hàng mà Chính phủ có thể thực hiện chính sách tài chính tiền tệ, ổn định tình hình tài chính quốc gia. Như vậy, sức mạnh của hệ thống ngân hàng, nhất là ngân hàng lớn, là khơng thể thiếu trong q trình điều hành chính sách tài chính của Nhà nước. Và nếu như các ngân hàng “ngầm” thực hiện liên minh, liên kết với nhau để điều tiết, tạo “tầm ảnh hưởng” đến quyết định tín dụng có thể tạo nên những nguy hại đến tình hình tài chính quốc gia và kéo theo ảnh hưởng cả một nền kinh tế . Chẳng hạn như ở Thái Lan đã từng có thời kỳ một tỷ lệ cho vay khá lớn chỉ do 4 ngân hàng lớn đảm nhiệm.

- Thứ hai, chính vì “sức mạnh” của hệ thống ngân hàng như vậy nên cần có cơ chế điều tiết và giám sát. Thế nhưng, không phải cơ chế lúc nào cũng thực hiện một cách hồn thiện. Khơng một cơ quan kiểm tra, giám sát nào có thể dễ dàng tìm ra các “vấn đề” để kịp thời can thiệp điều chỉnh, phịng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, nhất là khi các ngân hàng cố tình liên kết che dấu (chẳng hạn che dấu những khoảng nợ xấu,..).

- Thứ ba, đó là những rủi ro xảy ra do sai lệch trong tín dụng: Rủi ro thanh khoản, rủi ro sai lệch kỳ hạn có thể xảy ra khi có sự mất cân đối giữa huy động và cho vay do ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn. Ngồi ra, cịn có thể xảy ra rủi ro sai lệch đồng tiền nếu doanh nghiệp vay và trả nợ bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau.

2. PHỤ LỤC 2: LÝ GIẢI SỰ HÌNH THÀNH CẤU TRÚC VI MƠ CỦA TTTP HIỆN NAY

Thị trường trái phiếu có thể hoạt động theo hình thức thị trường tập trung (OTC) hoặc thị trường phi tập trung. Tuy nhiên, cấu trúc vi mô của thị trường trái phiếu nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay thiên về hình thức thị trường OTC. Sự lựa chọn hình thức tổ chức này sẽ được tác giả lý giải bằng cách thông qua việc phân loại thị trường trái phiếu và xem xét các phương thức hoạt động của thị trường trái phiếu, từ đó đưa ra cấu trúc vi mô cơ bản của thị trường trái phiếu hiện nay.

Phân loại thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường chứng khốn, do đó nó được phân loại tương tự thị trường chứng khốn nói chung. Theo đó, thị trường trái phiếu có thể được phân loại như sau: - Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, bao gồm thị trường trái phiếu sơ cấp và thị trường

mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành chứng khốn nợ thơng qua nhà đầu tư mua lại các loại trái phiếu. Thị trường thứ cấp là nợi giao dịch các loại trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây là nơi chuyển nhượng quyền sở hữu các trái phiếu. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các loại trái phiếu đã phát hành.

- Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, bao gồm: thị trường giao dịch tập trung và

thị trường giao dịch phi tập trung còn được gọi là OTC (Over the counter market).

+ Trên thị trường giao dịch tập trung, các giao dịch tập trung tại một địa điểm, các lệnh chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch. Chỉ có những loại chứng khốn (bao gồm trái phiếu) có đủ tiêu chuẩn theo quy định mới được niêm yết giao dịch trên thị trường này.

+ Với thị trường OTC, các giao dịch được thực hiện thông qua quầy của các ngân hàng hay các cơng ty chứng khốn,…Hiện nay thị trường này ngày càng phát triển, giao dịch chủ yếu thơng qua hệ thống mạng máy tính được kết nối tồn quốc gia hoặc thậm chí xuyên quốc gia. Theo đó, thị trường OTC khơng có địa điểm giao dịch chính thức, thay vào đó các nhà mơi giới, các dealer broker20 giao dịch thơng qua mạng máy tính. Cơ chế xác lập giá cả trên thị trường này là thương lượng giữa bên mua và bên bán, chứ không phải khớp lệnh như ở thị trường tập trung (mà hiện nay thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam gọi là Sở giao dịch). Thị trường này được hình thành đáp ứng được nhu cầu giao dịch các loại trái phiếu nói riêng cũng như chứng khốn nói chung mà chưa có đủ điều kiện niêm yết và thậm chín cả những chứng khốn đã niêm trên sở giao dịch, một cách linh hoạt và thuận tiện nhất.

Phương thức giao dịch của thị trường trái phiếu

Trái phiếu có thể được giao dịch trên thị trường tập trung (nếu đủ điều kiện niêm yết) lẫn thị trường phi tập trung OTC. Thế nhưng, trong quá trình phát triển thị trường trái phiếu, các quốc gia đều nhận thấy tổ chức hoạt động của thị trường trái phiếu phù hợp dưới hình thức thị trường OTC. Để hiểu rõ lý do cho sự lựa chọn này, tác giả sẽ quay lại thời kỳ khởi đầu của sự phát triển thị trường trái phiếu ở những năm của thế kỷ 20. Bởi vì Mỹ là quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài và đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệ thống luật đến hệ thống giao dịch, nên tác giả chọn thị trường trái phiếu Mỹ để xem xét quá trình chuyển hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung (hay sàn giao dịch) sang thị trường OTC.

Ban đầu trái phiếu được giao dịch trên cả 2 nơi: sàn giao dịch có tổ chức là sở giao dịch chứng khoán Newyork (NYSE) và thị trường OTC.

- Về hoạt động giao dịch trên NYSE:

20 Dealer – broker: là cá nhân, thông thường là tổ chức, vừa đại diện khách hàng của mình để thực hiện giao dịch như một nhà môi giới (brker) , vừa thực hiện mua bán cho chính tài khoản của mình như một nhà tự doanh (dealer)

Kể từ năm 1872, các chuyên gia rất quan tâm đến việc làm sao tạo tính thanh khoản và duy trì liên tục giá cả cho các loại chứng khốn vốn (cổ phiếu). Trái lại, việc giao dịch trái phiếu trên sàn NYSE lại hoàn toàn thực hiện theo lệnh đặt (order – driven). Sàn giao dịch đơn giản chỉ tập hợp, chuyển (post) lên sàn và khớp các lệnh của khách hàng và các broker chịu trách nhiệm thực hiện những công việc này.

Sự tách biệt giao dịch trái phiếu ra khỏi giao dịch cổ phiếu diễn ra vào năm 1902 khi xuất hiện hiện tượng được gọi là “bond crowd”. Cho đến những năm của thập niên 1920, giao dịch trái phiếu diễn ra ở cùng một khu vực, tương tự như của cổ phiếu. Việc giao dịch ở khu vực trái phiếu (bond – corner) được tổ chức xung quanh thành 3 “phòng” (booths) ở khu vực phía đơng bắc của Sàn giao dịch (North East corner of Exchange). Giao dịch trái phiếu gia tăng, khu vực giao dịch trái phiếu ngày càng mở rộng không giao giao dịch. Tháng 5 năm 1928, “bond room” được đặt tại 20 Broad Street, được chia thành 4 bộ phận nhỏ (Shultz,1946) là “active crowd”, “inactive crowd”/ “book crowd” / “cabinet crowd”, “foreign crowd” “Government securities crowd” và được kết nối trực tiếp với Sàn giao dịch đế đáp ứng sự gia tăng lượng giao dịch trái phiếu. Mỗi khu vực có phương thức giao dịch khác nhau mà Shultz đã đưa phác họa hoạt động giao dịch ở 2 ví dụ sau:

+ Trái phiếu được gọi là “active” thì được giao dịch trên sàn mở mà ở đó những người tham gia thực hiện đấu giá bằng điện thoại. Người tiếp nhận thông tin của nhà môi giới A nhận được một

lệnh thông qua điện thoại hữu tuyến để mua 5 trái phiếu của công ty X (gọi tắt là trái phiếu X)

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 116 - 140)