Chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 88)

3.2 .3Nguyên nhân thị tr ườ ng trái phi ếu Vi ệt Nam chưa phát triể n

3.2.3.4.4 Chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn

Lãi suất luôn là yếu tố mà không bất cứ nhà phát hành lẫn nhà đầu tư nào không quan tâm. Đối với tổ chức phát hành, lãi suất thể hiện giá vốn của trái phiếu phát hành. Đối với nhà đầu tư, nó quyết định lợi nhuận và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, cơ sở xác định lãi suất trái phiếu hiện vẫn chưa hợp lý.

- Đối với TPCP, lãi suất tuy đã được xác định theo phương pháp đầu thầu nhưng vẫn có sự can thiệp lãi suất trần của Bộ tài chính trong mỗi đợt phát hành. Nếu lãi suất trần cao hơn lãi suất kỳ vọng của các thành viên đấu thầu thì lãi suất trúng thầu được xác lập. Ngược lại, lãi suất trúng thầu bằng 0 và kết quả là đợt phát hành TPCP bị thất bại. Một thực tế là kỳ hạn của TPCP trên TTTP đến nay chưa đa dạng. Chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Trong khi đó, ơng Dominic Scriven - Giám đốc Quỹ Dragon Capital - nhận định rằng ở các nước phát triển, trên các trang báo kinh tế ấn bản hàng ngày ln có cột lãi suất TPCP với rất nhiều kỳ hạn khác nhau làm cơ sở để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Chính vì chưa có đường cong lãi suất chuẩn nên khiến cho các tổ chức phát hành khó xác định được mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn khi phát hành trái phiếu ra TTTP trong nước lẫn quốc tế, và các nhà đầu tư khơng có cơ sở để đánh giá và quyết định cho sự đầu tư của mình.

- Đối với TPDN, lãi suất trái phiếu cũng khơng theo nguyên tắc thị trường khi dựa vào lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của các ngân hàng lớn hoặc TPCP có cùng kỳ hạn cộng với độ lệch rủi ro. Nếu trên thị trường chưa có loại TPCP cùng kỳ hạn, tổ chức phát hành phải chọn những giải pháp khác (nhờ chuyên gia tư vấn nước ngồi, ước tính lạm phát, ước lượng rủi ro,...) để đưa ra mức lãi suất cho trái phiếu sao cho có thể hấp dẫn được nhà đầu tư đồng thời khơng q cao nhằm giảm chi phí lãi cho mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã khái quát bức tranh tổng thể của TTTP đến thời điểm hiện nay. Bức tranh đã chỉ ra những bước đi đúng hướng cũng như những thành công của thị trường. TTTP ngày càng khẳng định vai trị của mình như là chân kiềng thứ ba vững chắc của thị trường vốn và là kênh tài trợ vốn hữu hiệu cho Chính phủ lẫn doanh nghiệp. Mặc dù đạt được nhiều thành cơng, nhưng TTTP vẫn cịn nhiều tồn tại. Những tồn tại này là do những hạn chế: nhận thức của các nhà quản lý tài chính của các tổ chức và của nhà đầu tư, chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn, chưa có nhà tạo lập thị trường chuyên nhiệp, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm độc lập có uy tín, chưa thiết kế được các loai cơng cụ phái sinh tín dụng – cơng cụ bảo hiểm rủi ro trên thị trường trái phiếu, thông tin chưa được công khai minh bạch,… Chỉ khi nào giải quyết những hạn chế này thì TTTP sẽ phát triển hiệu quả. Và những giải pháp nhằm xóa bỏ những hạn chế này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 4.

CHƯƠNG 4

GIẢI

GIẢI PHÁPPHÁP PHÁTPHÁT TRIỂNTRIỂN THỊ

THỊ TRƯỜNGTRƯỜNG TRÁITRÁI PHIẾUPHIẾU VIỆTVIỆT NAMNAM

4.1

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU

Mỗi quốc gia có điểm xuất phát hình thành TTTP quốc gia khác nhau, nhưng nhìn chung các quốc gia này đều có điểm chung, đó chính là thực hiện phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để ổn định và phát triển nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn như tại Hàn Quốc, thị trường tài chính Hàn Quốc đã trải qua một thời kỳ với nhiều thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng. Trước thời kỳ khủng hoảng, thị trường tài chính tương đối yếu kém. Nhưng ngay sau thời kỳ khủng hoảng, trong khi thị trường chứng khốn suy giảm thì TTTP lại phát triển để tạo ra nguồn lực tài chính khơi phục nền kinh tế. Sau khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng một TTTP hoạt động hiệu quả rất cần thiết cho sự ngăn chặn những cuộc khủng hoảng khác có thể xảy, mà sự ngăn ngừa này có thể đạt được bằng cách tăng cường sự vững mạnh của hệ thống tài chính, và bắt đầu cuộc cải cách, ổn định TTTP. Tại Nhật Bản, Chính phủ cũng đã thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu Ngân sách và khôi phục nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng. Đối với Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vay mượn của nước ngoài và cân đối nguồn thu chi ngân sách, Chính phủ đã thực hiện phát hành trái phiếu.

Việt Nam hiện nay đã và đang trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính. Để vượt qua thời kỳ khủng hoảng, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để giữ ổn định nền kinh tế: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc nới lỏng một cách linh hoạt trong từng thời kỳ biến động của thị trường tài chính; đặc biệt đã triển khai chương trình “Hỗ trợ lãi suất” (năm 2009, mức hỗ trợ là 4%/năm, và 2010 là 2%/năm) để kích cầu cho nền kinh tế. Mặc dù kinh tế Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng nhưng những cam kết theo lộ trình WTO (chẳng hạn giảm thuế nhập khẩu,…), việc thực hiện những hạn mục cơng trình quốc gia vẫn phải tiếp tục thực hiện. Và các khoản chi tiêu ngân sách của Chính phủ phần lớn được cân đối từ nguồn thu thuế. Tất cả những điều này có thể gây ra sự mất cân đối thu chi Ngân sách nhà nước. Phát hành TPCP là một trong những giải pháp ưu thế hiện nay để hỗ trợ nguồn thu ngân sách, hỗ trợ cho việc khôi phục nền kinh tế từ cuộc khủng hoảng. Ngày 20/08/2009, Thủ tước đã ban hành Quyết định số 1297/QĐ-TTg và Quyết định số 1308/QĐ-TTg để phân bổ nguồn vốn huy động từ phát hành TPCP vào các cơng trình trọng điểm như cho ngành giáo dục, ngành thủy lợi, các dự án bệnh viện tuyến tỉnh, các dự án về kiến trúc nhà cho trường học, lớp học, ký túc xá cho sinh viên, nhà công vụ cho giáo viên. Và vừa mới đầu năm 2010 (ngày 25/01/2010), Chính phủ đã huy động 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế. Vốn trái phiếu quốc tế lần này được dự định sử dụng vào việc cho vay lại một số dự án đầu tư quan trọng, trong đó có nhà máy lọc dầu Dung Quốc. Riêng đối với khu vực tư nhân, khủng hoảng tài chính xảy ra, thị trường cổ phiếu bị ảnh hưởng một cách trầm trọng, chỉ số chứng khoán phá đáy liên tục trên cả 2 sàn TP.HCM và Hà Nội. Nhà đầu tư

trên thị trường cổ phiếu quyết định bán ra ồ ạt khi giá cổ phiếu rớt liên tục. Vào thời điểm này, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bởi vì vắng bóng nhà đầu tư,… Thêm vào đó, bởi chính sách thắt chặt tiền tệ, các NHTM siết chặt cho vay và kiểm sốt chặt chẽ dịng vốn vay bằng những quy định, thủ tục vay vốn nghiêm ngặt để kiểm soát an tồn rủi ro tín dụng. Đối với trường hợp vay được vốn của ngân hàng, ngoài lãi suất vay vốn, người vay cịn phải chịu một loạt các loại phí15 (mà phí này được các NHTM đưa ra nhằm bù đắp chi phí hoạt động và tăng doanh thu) khiến cho chi phí vay vốn của doanh nghiệp tăng cao, tạo gánh nặng và áp lực trả nợ của doanh nghiệp. Hơn nữa, khơng phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của NHTM. Theo thống kê của tập đoàn Tư vấn và đầu tư Châu Á, hiện nay cả nước có khoảng 350.000 doanh nghiệp, trong đó có 95% doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), thế nhưng ước chỉ có khoảng 32% DNVVN tiếp cận được vốn vay của các NHTM. Đồng thời, thời gian giải ngân vốn vay của ngân hàng thường lâu và chưa hẳn đáp ứng đủ nhu cầu vốn và thời gian vay của doanh nghiệp, bởi vì lý do phịng ngừa rủi ro và đảm bảo an tồn vốn của ngân hàng. Nhìn chung, thời kỳ khủng hoảng tài chính vừa qua (từ cuối 2007 đến nay) khiến cho doanh nghiệp khó huy động được nguồn vốn thơng qua kênh thị trường cổ phiếu và kênh tín dụng ngân hàng truyền thống. Một phương thức huy động mới được các doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết nhu cầu vốn là phát hành TPDN. Đây cũng chính là kinh nghiệm mà Việt Nam đã học hỏi được từ những nước đã từng trải qua thời kỳ khủng hoảng tương tự. Một loạt các tổ chức tài chính (ngân hàng TMCP Á Châu, ngân hàng Sacombank, ngân hàng BIDV,…) và các tổ chức phi tài chính (cơng ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai, cơng ty phát triển đơ thị Bắc Kinh, công ty cổ phần du lịch – thương mại Vinpearl,…) đã thực hiện phát hành trái phiếu để huy động vốn, cân đối nguồn lực tài chính, nhanh chóng vượt qua thời kỳ khủng hoảng và giữ vững sự phát triển của tổ chức. Phần thực trạng trong đề tài cũng đã nói rõ lên điều này.

Về phương diện nhà đầu tư, trái phiếu vừa là một hình thức đầu tư mới vừa là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường cổ phiếu biến động thăng trầm như thời gian qua. Do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính (chủ yếu bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tính thanh khoản), giao dịch trên thị trường cổ phiếu nghiên hẳn về trạng thái bán bởi hành vi bán tháo của nhà đầu tư để chốt lỗ. Thời gian này, rất nhiều nhà đầu tư đã rơi vào tình trạng mất vốn do đã mua vào và nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu vào lúc thị trường cổ phiếu đang sơi động và “nóng” nhất (năm 2006). Và cũng chính thời kỳ khủng hoảng này đã khiến cho các nhà đầu tư nhận ra rằng trái phiếu là kênh đầu tư an toàn bởi những đặc điểm của trái phiếu (an toàn trong hoàn vốn, lợi tức tương đối ổn định, quyền ưu tiên đối với lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp… ) mang lại.

Nói tóm lại, từ kinh nghiệm của các nước đi trước và những gì Việt nam đã trải qua trong thời kỳ khủng hoảng đã khẳng định rằng TTTP là một bộ phận khơng thể thiếu của thị trường vốn. Nó cùng với thị trường cổ phiếu và thị trường tín dụng ngân hàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu trong toàn xã hội. Mối quan hệ tương tác, liên kết với nhau giữa 3 bộ phận này trong thị trường vốn tạo nên “một cái kiềng 3 chân” nâng đỡ cho thị trường vốn.

15 Các loại phí dịch vụ của ngân hàng như: phí cấp tín dụng, phí quản lý tài khoản, phí quản lý tài sản,…

Tuy nhiên, thị trường vốn có thể phát triển ổn định chỉ khi cả 3 bộ phận này cùng phát triển bền vững. Nếu một trong 3 bộ phận này bị yếu kém sẽ tác động đến tính ổn định của thị trường vốn (giống như “mặt kiềng” sẽ bị đổ nghiên, mất tính thăng bằng). Trong giới hạn phạm vi của đề tài, tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển TTTP hiệu quả..

4.2

ĐỊ NH H ƯỚ NG PHÁT TRI N TH Ị TR ƯỜ NG TRÁI PHI U ĐẾ N N Ă M 2020

Ở các quốc gia trên thế giới có thị trường tài chính phát triển, TTTP đóng chiếm giữ vai trị quan trọng trong kênh dẫn vốn trung – dài hạn của nền kinh tế, hỗ trợ cho thị trường cổ phiếu và tín dụng ngân hàng. Huy động vốn qua TTTP sẽ làm giảm bớt sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống NHTM, kéo theo làm giảm thiểu những sai lệch giữa huy động và tài trợ của các ngân hàng. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ đối diện với những cuộc khủng hoảng tài chính của nền kinh tế. Hơn nữa, thơng qua huy động vốn trên TTTP, quốc gia có thể giảm dần tỷ lệ vay nợ nước ngoài

Đối với Việt Nam, TTTP vẫn còn rất non trẻ và nhiều tiềm năng phát triển. Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam tương đương với 14,2% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực luôn ở mức cao, như Singapore: 66,8%, Thái Lan: 52,4%, hay Philippines: 34,2%... Để TTTP Việt Nam có thể bắt kịp và phát triển ngang bằng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần phải có những hướng đi đúng đắn. Định hướng phát triển TTTP cần tập trung vào những nội dung quan trọng sau:

- Đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu (về lãi suất, kỳ hạn, loại trái phiếu), cũng như thiết kế các sản phẩm phái sinh tín dụng, các cơng cụ bảo hiểm rủi ro nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vào TTTP.

- Phát triển các nhà đầu tư tổ chức cho TTTP. Đây chính là việc xây dựng “cầu đầu tư” trong dài hạn cho thị trường.

- Xây dựng hệ thống các nhà tạo lập thị trường nhằm tăng tính thanh khoản cho TTTP.

- Điều chỉnh, bổ sung, ban hành những văn bản pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường trái phiếu. Trong đó, chú trọng những quy định về đánh giá mức tín nhiệm, về việc thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường.

- Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng giúp các nhà đầu tư, tổ chức phát hành đánh giá được mức độ rủi ro của trái phiếu, giải quyết những vấn đề về thông tin bất cân xứng.

- Tăng cường sự minh bạch của TTTP.

- Thiết lập đường cong lãi suất chuẩn. Đây là một công cụ định giá hữu hiệu cho tổ chức phát hành trái phiếu phi Chính phủ.

4.3

GI I PHÁP PHÁT TRI N TH Ị TR ƯỜ NG TRÁI PHI U VI T NAM

4.3.1Tăng cung và đa dạng các loại hàng hóa trái phiếu và phát triển các cơng cụ bảo hiểm

Tăng cung và đa dạng các chủng loại trái phiếu trên thị trường

Đánh giá thực trạng của TTTP đã cho thấy rằng chủng loại trái phiếu trên thị trường vẫn chưa đa dạng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi vì sản phẩm đa dạng vừa làm tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong cơ cấu danh mục đầu tư của mình vừa giúp họ giảm thiểu rủi ro.

- Với TPCP: trên thị trường chiếm phần lớn là trái phiếu có lãi suất cố định. Tuy nhiên, không một môi trường kinh tế nào mà không chịu tác động ít hay nhiều bởi các yếu tố vĩ mơ bên ngồi, việc phát hành trái phiếu có lãi suất cố định sẽ làm rủi ro cho cả các nhà đầu tư và tổ chức phát hành. Vì vậy, trái phiếu có lãi suất thả nổi linh hoạt sẽ giảm thiểu được rủi ro này. Tuy nhiên, việc xác định mức lãi suất thả nổi hoặc cách thức thả nổi, thời hạn thả nổi,… cần phải cần xác định một cách thận trọng, nếu không hoặc sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư (do lợi tức thấp so với thị trường) hoặc làm tăng gánh nặng nợ cho tổ chức phát hành và làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu. Ngồi ra, TPCP hiện nay chủ yếu là trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, lượng trái phiếu quốc tế chiếm một tỷ lệ khá thấp (do Việt Nam chỉ mới thực hiện thành công 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế như là sự thử nghiệm từng bước). Việc phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ ra thị trường quốc tế khơng những nhà đầu tư có thêm lựa chọn mà cịn khẳng định được mức tín nhiệm của Chính phủ và cịn tạo bước đệm để cho các tổ chức phát hành phi Chính phủ thâm nhập TTTP quốc tế. Một điểm nữa được nêu ra ở phần thực trạng là kỳ hạn của TPCP phần lớn là 5 năm, trong khi đó trái phiếu là cơng cụ nợ dài hạn. Do đó,

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w