Thành lập các CRAs độc lập, chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 104)

3.2 .3Nguyên nhân thị tr ườ ng trái phi ếu Vi ệt Nam chưa phát triể n

4.3 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam

4.3.6 Thành lập các CRAs độc lập, chuyên nghiệp

Định mức tín nhiệm là sự đánh giá về mức độ tín nhiệm tín dụng của tổ chức vay nợ hoặc tổ chức phát hành (chứng khốn nợ). Định mức tín nhiệm khơng đưa ra bất kỳ sự hướng dẫn nào về những khía cạnh khác cho quyết định của nhà đầu tư, chẳng hạn là tính thanh khoản của thị trường, biến động giá cả,… mà chỉ đơn thuần là đánh giá tín nhiệm. Như vậy, mặc dù kết quả đánh giá tín nhiệm trái phiếu của các tổ chức phát hành giống nhau, nhưng giá cả của chúng trên thị trường có thể chênh lệch nhau. Ngồi ra, định mức tín nhiệm cũng khơng đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào cho việc quyết định mua, bán hay nắm giữ chứng khoán nợ của nhà đầu tư.

Tổ chức định mức tín nhiệm (CRA) đóng vai trị quan trọng trong thị trường tài chính bởi nó giúp làm giảm đi sự bất cân xứng thông tin giữ người cho vay hoặc nhà đầu tư với người đi vay hay người phát hành chứng khốn nợ. Về một phương diện khác, nó đánh giá mức độ tín nhiệm, rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp hoặc của cả một quốc gia. Thậm chí ở mức độ quốc gia, ngồi đánh giá mức độ nợ vay, kết quả của CRAs có thể làm nổi bậc những thơng số về kinh tế, chính trị, tính linh hoạt của chính sách tài chính – tiền tệ của quốc gia đó. Ngồi ra, CRA cịn hỗ trợ nhà đầu tư trong việc giám sát theo dõi mức tín nhiệm của tổ chức phát hành, giúp họ giảm gánh nặng nghiên cứu, tìm kiếm, đánh giá về mức độ tín nhiệm của chứng khốn nợ nào đó hoặc của tổ chức phát hành. Do đó, vai trị của CRAs ngày càng mở rộng cùng với tồn cầu hóa tài chính.

Thị trường vốn Việt Nam nói chung và TTTP nói riêng được nhận định là cịn khá non trẻ. Từ kinh nghiệm của các quốc gia có TTTP phát triển, việc minh bạch thơng tin ngay từ ban đầu là yếu tố quyết định để tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư trong và ngồi nước. Do đó, sự ra đời của tổ chức định mức tín nhiệm độc lập và chuyên nghiệp trong nước là hết sức cần thiết. Mặc dù các tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ trong nước, nhưng nếu phụ thuộc vào tổ chức CRA quốc tế sẽ khiến cho các tổ chức cần được đánh giá có thể tốn kém chi phí hơn so với thuê tổ chức CRA trong nước.

Mặc dù CRAs mỗi quốc gia được thành lập và hoạt động đều có những tiêu chí hay những ngun tắc riêng nhưng cũng cần tuân theo những nguyên tắc, chuẩn mực của CRAs quốc tế. Những nguyên tắc cốt lõi này bao gồm:

- Nguyên tắc độc lập: một trong những vấn đề phát sinh trong quá trình đánh giá và đưa ra kết quả đánh giá là “sự mâu thuẫn hay xung đột lợi ích tiềm ẩn”. Xung đột lợi ích có thể phát sinh khi tổ chức định mức cung cấp kết quả hoặc những dịch vụ khác cho tổ chức phát hành mà nó đánh giá bởi vì tổ chức phát hành (tổ chức được đánh giá) có thể “mua” kết quả đánh giá này nhằm đạt được “kết quả định mức tín nhiệm tốt”. Để đảm bảo tính độc lập, trong hoạt động của CRA cần được :

+ Quy định về sự độc lập của mối quan hệ “thương mại” giữa tổ chức CRA với tổ chức phát hành.

+ Độc lập ở đây không chỉ là độc lập trong mối quan hệ “thương mại” mà cịn có thể độc lập trong mối quan hệ “quyền lực”. Điều này xảy ra khi có sự chi phối quyền lực đối với hội đồng đánh giá, đối với bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin. Kết quả định mức tín nhiệm khơng phải chỉ là cho thấy mức độ tín nhiệm đối với chứng khoán của tổ chức phát hành, mà nó cịn chỉ ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn bên trong tổ chức phát hành. Do đó, nếu bị chi phối bởi “quyền lực” làm mất đi tính độc lập sẽ dẫn đến kết quá đánh giá bị lệch lạc. Vì vậy, nguyên tắc độc lập được xây dựng phải bao hàm cả sự độc lập trong mối quan hệ quyền lực. + Kết quả đánh giá luôn được đưa ra bởi cả một hội đồng đánh giá. Do đó, cơ cấu tổ chức của CRA nên thiết lập bộ phận chuyên trách tiếp nhận thông tin, bộ phận sàn lọc và xử lý thông tin nhằm tách biệt riêng hội đồng đánh giá khỏi mối quan hệ “thương mại” hay

“quyền lực”. Đồng thời, hội đồng đánh giá nên được luân phiên định kỳ xoay vòng. Song song đó, CRA cần đề ra những quy định về mối quan hệ, sự tiếp cận giữa chính tổ chức với tổ chức phát hành mà mình đánh giá và nhà đầu tư để tránh phát sinh những vấn đề về “xung đột lợi ích”.

Chỉ khi nào đảm bảo được nguyên tắc độc lập thì kết quả đánh giá định mức tính nhiệm được cung cấp mới mang tính khách quan.

- Nguyên tắc cẩn trọng, sáng suốt và kết quả dựa trên cơ sở quyết định của cả một hội đồng đánh giá để có đưa ra kết quả đánh giá mang tính khách quan và đáng tin cậy. Kết quả đánh giá của CRAs có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của một tổ chức phát hành, đến quyết định của nhà đầu tư và có thể ảnh hưởng đến việc định giá chứng khốn của tổ chức đó ( và càng ảnh hưởng mạnh nếu kết quả này được đưa ra bởi CRAs có uy tín và nhà đầu tư tin cậy vào kết quả đánh giá của tổ chức định mức tín nhiệm này). Như vậy, cơng việc định mức tín nhiệm địi hỏi sự cẩn trọng trong việc thu thập, chọn lọc, phân tích các thơng tin (bao gồm những thông tin do doanh nghiệp hay Chính phủ cung cấp và những thơng tin từ các nguồn khác, những dữ liệu mang tính định lượng lẫn định tính).

- Tính bảo mật: việc bảo mật thơng tin là hết sức quan trọng. Để đánh giá một cách chính xác tín nhiệm của tổ chức phát hành, CRA cần phải thu thập, nắm bắt rất nhiều thông tin về hoạt động của tổ chức mà nó đánh giá, thậm chí là những thơng tin khác xung quanh tổ chức này. Do đó, nếu thơng tin bị rị rỉ ra bên ngồi sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như: ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức phát hành, chi phối quyết định của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến uy tín của chính tổ chức CRA,…Nhiệm vụ cuối cùng của CRA chỉ là cung cấp kết quả đánh giá định mức tín nhiệm của tổ chức phát hành. Để đảm bảo tính bảo mật thơng tin, CRA cần phải đưa những quy định về tính bảo mật thơng tin của tổ chức và phải đưa nó thành nguyên tắc nghề nghiệp của nhân viên CRA.

Bên cạnh đó, để tổ chức CRA có thể đạt được đến những kết quả đánh giá mức tín nhiệm chính xác và trở thành tổ chức CRA có uy tín mang ở tầm quốc gia (thậm chí là quốc tế), địi hỏi tổ chức CRA phải xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực và thiết lập phương pháp, thủ tục đánh giá mức tín nhiệm.

- Về nguồn nhân lực: phải đảm bảo rằng nhân lực phải là những người có đủ trình độ và mức am hiểu chuyên sâu, là những chuyên gia phân tích và họ cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, nguyên tắc hoạt động của tổ chức CRA.

- Về thủ tục và quy trình đánh giá mức tín nhiệm: tiến trình đánh giá mức tín nhiệm của CRA chủ yếu dựa trên đánh giá mang tính chất định tính và định lượng, mà những vấn đề này do hội đồng đánh giá thực hiện để đưa ra kết quả cuối cùng. Quy trình và thủ tục đánh giá được là từ khâu tiếp nhận thông tin đến khâu cuối cùng là đánh giá để đưa ra kết quả. Theo đó, CRA cần thiết phải thiết lập danh mục những thông tin cần thu thập (chẳng hạn, để đánh giá mức tín nhiệm của một quốc gia, cần phải thu thập những thông tin về rủi ro chính trị: về chứng khốn do chính

quyền phát hành, về tính ổn định chính trị, về người lãnh đạo, tính minh bạch trong việc đưa ra những chính sách kinh tế,…; thơng tin về cơ cấu và cơ cấu thu nhập của nền kinh tế: tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi của khu vực tư nhân, hiệu quả của khu vực công,…; thông tin về triển vọng phát triển của nền kinh tế: quy mô tiết kiệm và đầu tư, tốc độc phát triển kinh tế,..; thơng tin về chính sách tài chính – tiền tệ, thơng tin về mức độ nợ vay của Chính phủ trong nước và nước ngồi,..). Thơng tin khơng chỉ bao gồm những con số, những dữ liệu trên giấy tờ, chứng từ, mà CRA cần phải nhạy bén đối với những thơng tin “mật”. Q trình thu thập thơng tin cũng phải mang tính khách quan. Bộ phận tiếp nhận thông tin phải đứng trên lập trường trung lập khách quan để thông tin không bị sai lệch khi xử lý. Chỉ khi nào có được thơng tin một cách đầy đủ và đáng tin cậy thì CRA mới có thể đưa ra kết quả đánh giá một cách chính xác.

- Về phương pháp: lẽ dĩ nhiên để xử lý thơng tin cần phải có phương pháp nhất định. CRA cần phải xây dựng những mơ hình thống kê, đánh giá, xây dựng những tiêu chí đánh giá, hệ thống ký hiệu hay biểu tượng tương ứng từng mức độ tín nhiệm.

Ngành định mức tín nhiệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay, Trung tâm thơng tin tín dụng Nhà nước (CIC) chỉ mới dừng ở việc cung cấp thơng tin tín dụng của các tổ chức, chưa thật sự đánh giá mức tín nhiệm một cách chun nghiệp. Trong khi đó, định mức tín nhiệm ngày càng đóng vai trị quan trọng trong quyết định đầu tư của hầu hết thành viên tham gia thị trường tài chính. Vì vậy, Việt Nam cần sớm từng bước xây dựng và phát triển ngành định mức tín nhiệm.

- Điều đầu tiên cần thực hiện là ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động định mức tín nhiệm. Thực trạng đã nêu ra rằng trong khung pháp lý hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định và hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của CRAs độc lập và chuyên nghiệp. Nội dung của văn bản pháp lý cần thiết phải bao hàm những nội dung sau:

+ Loại hình hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm.

+ Năng lực của những chuyên gia làm việc trong tổ chức CRA. Trước mắt, năng lực của họ có thể được quản lý thơng qua “chứng chỉ” hành nghề. Tuy nhiên, về lâu dài, khi ngành định mức tín nhiệm đi vào hoạt động ổn định và phát triển, việc đánh giá nguồn nhân lực đầu vào nên để cho chính tổ chức CRA thực hiện dựa trên những tiêu chí năng lực nhân sự mà họ để ra (bởi vì đó chính là lợi ích về uy tín của chính CRA đó) và dần dần tháo bỏ việc “cấp chứng chỉ hành nghề định mức tín nhiệm”.

+ Quy định những chuẩn mực đạo đức cơ bản mà CRA phải tuân theo. Những chuẩn mực này nhằm đảm bảo: (1) chất lượng và tính chính trực (liêm minh) trong suốt q trình đánh giá mức tín nhiệm, (2) sự độc lập của quá trình đánh giá và tránh tình trạng xảy ra xung đột lợi ích, (3) sự minh bạch của phương pháp đánh giá và xử lý đầy đủ thích đáng những thơng tin mật

+ Văn bản pháp lý cần đưa vào những nguyên tắc hoạt động của tổ chức CRA (nguyên tắc độc lập, nguyên tắc cẩn trọng, nguyên tắc hội đồng đánh giá – có thể quy định số lượng thành viên tối thiểu của một hội đồng, sự bảo mật thông tin, việc công bố thơng tin kết quả

đánh giá, …). Song song đó, văn bản cần quy định những biện pháp, chế tài đối với những đối tượng bên trong và cả tổ chức CRA trong trường hợp vi phạm những nguyên tắc hoạt động đó, chế tài đối với những đối tượng tham gia làm tác động đến CRA khiến cho CRA vi phạm những nguyên tắc hoạt động này. Đồng thời, xây dựng những cơ chế bảo vệ nhà đầu tư khỏi những sai lầm do CRA gây ra.

+ Một vấn đề mà pháp luật cần quan tâm nữa chính là việc giải quyết “xung đột lợi ích”. Xung đột lợi ích, như đã đề cập, là mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức CRA và tổ chức mà nó đánh giá tín nhiệm. Về phía tổ chức được đánh giá, để có kết quả định mức tốt thì phải “trả phí” cho CRA. Về phía CRA, làm cơng tác đánh giá vừa đảm bảo cho nguồn thu nhập để họ tồn tại vừa giữ được khách hàng. Do đó, nếu hai đối tượng này “hợp tác” với nhau có thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn mang tính chất hệ thống. Nếu mối quan hệ “khơng hợp tác” thì sẽ xảy ra “xung đột lợi ích”. Để giải quyết vấn đề này, văn bản pháp luật cần có những quy định ràng buộc về mối quan này. Có thể giải quyết thơng qua mơ hình “thanh tốn phí”. Quan điểm thơng thường cho rằng tổ chức được đánh giá (hay tổ chức phát hành chứng khoán nợ, chẳng hạn) sẽ là đối tượng trả phí cho tổ chức CRA. Thế nhưng có sự xuất hiện bên thứ ba là “người thụ hưởng” kết quả đánh giá này. Đó chính là nhà đầu tư. Họ hưởng kết quả đánh giá mức tín nhiệm này để hỗ trợ cho họ trong việc ra quyết định đầu tư. Như vậy, nếu có thể thiết lập mơ hình “trả phí” (giải pháp “thanh tốn phí kết hợp”) với sự tham gia của cả ba bên (tổ chức CRA, tổ chức phát hành và nhà đầu tư) thì sẽ tránh được tình trạng “mua kết quả đánh giá mức tín nhiệm” của tổ chức phát hành.

+ Quy định về việc báo cáo định kỳ hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm.Việc báo cáo này vừa giúp cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm sốt được hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm, để từ đó có những định hướng lại hướng đi của các tổ chức này nhằm phát triển ngành định mức tín nhiệm, vừa giúp họ kiểm sốt mức tín nhiệm của các tổ chức được đánh giá, vừa nhằm đảm bảo tính minh bạch của các tổ chức CRA này.

+ Tuy nhiên, do tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá uy tín nợ vay của tổ chức phát hành thông qua việc tiếp cận thông tin, dữ liệu phần lớn là do tổ chức được đánh giá cung cấp. Vì vậy, văn bản pháp luật cũng nên đưa ra những quy định ràng buộc tổ chức phát hành hay tổ chức được đánh giá tín nhiệm về việc cung cấp những thơng tin hay dữ liệu một cách chính xác, trung thực, đầy đủ cho tổ chức định mức tín nhiệm. Đồng thời quy định chế tài đối với trường hợp tổ chức hay bất kỳ đối tượng nào vi phạm quy định về cung cấp thông tin, dữ liệu (thông tin khơng chính xác, đầy đủ, sai lệch,…).

- Thứ hai là nhu cầu “định mức tín nhiệm” ở Việt Nam. Điều kiện cần để CRAs được thành lập và tồn tại chính là nhu cầu của các tổ chức và nhà đầu tư đối với việc định mức tín nhiệm để nhằm nhận diện ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn của tổ chức phát hành. Nếu khơng có nhận thức về lợi ích của định mức tín nhiệm thì tổ chức phát hành có thể tìm kiếm những phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng khác. Về phía nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp, CRAs với kinh nghiệm và trình độ của mình có thể hỗ trợ họ tổng hợp, phân tích thơng

tin dữ liệu tài chính của các tổ chức phát hành chính xác hơn. Kết quả đánh giá của CRAs sẽ tăng khả năng quyết định đầu tư đúng của nhà đầu tư.

- Thứ ba là mở cửa cho các tổ chức định mức tin nhiệm quốc tế có uy tín vào Việt Nam. CRAs phát triển sẽ góp phần làm cho cơ sở hạ tầng của TTTP ngày càng phát triển. Mục đích là:

+ Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Bởi vì cơng việc định mức tín nhiệm cịn khá mới mẻ ở Việt Nam, chắc chắn CRAs Việt Nam chưa chuyên nghiệp trong cơng tác đánh giá và xếp hạng tín nhiệm. Do đó, bước đầu CRAs Việt Nam có thể phối hợp với các

Một phần của tài liệu phát triển thị trường trái phiếu của Việt Nam (Trang 104)