Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần cĩ sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất, trong đĩ nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực, Những chính sách của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực:
Chính sách về giáo dục và đào tạo: Trước năm 1945, nền giáo dục của
Hàn Quốc phát triển chậm, sau năm 1945, cùng với sự cĩ mặt của chính quyền quân sự Mỹ, nền giáo dục của Hàn Quốc đã bắt đầu cĩ những thay đổi căn bản. Giáo dục là nhân tố chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chính sách về giáo dục, luơn được xây dựng phù hợp với địi hỏi của nền kinh tế. Trong xây dựng và phát triển kinh tế việc đào tạo xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước. Sự thiếu hụt trong lĩnh vực đào tạo nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng nhân kỹ thuật ắt hẳn sẽ khơng tiến kịp theo đà phát triển kinh tế. Ngay trong đào tạo theo quan điểm của họ tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau trong giai đoạn đầu cần phải chú trọng giảng dạy các kiến thức khoa học ứng dụng nhiều hơn các kiến thức khoa học cơ bản. Một con số mà chúng ta cần suy ngẫm ở Hàn Quốc nếu cấp tiểu học tỷ lệ đến trường là 100% thì trung học là 94%, đại học cao đẳng là 32%, tỷ lệ dân số đăng ký học các mơn khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và kỹ thuật Hàn Quốc luơn đứng đầu.
Hàn Quốc đã dành 5% GDP cho giáo dục, chỉ số phát triển con người (HDI) của Hàn Quốc đã cĩ những bước tiến thần kỳ, đến năm 2005 thì đạt 0,921 điểm, đưa Hàn Quốc chiếm vị trí thứ 26 trong các nước, chỉ số HDI phát triển nhất thế giới. Hàn Quốc cĩ 97% số người từ 25 đến 34 tuổi tốt nghiệp trung học Phổ thơng, tỉ lệ cao nhất thế giới. Giáo dục cơng đồng cĩ từ những năm 1970 và đang tiếp tục phát triển, giúp cho người dân hiểu về xã hội mình đang sống, về
nghĩa vụ và quyền lợi cơng dân, về các vấn đề về mơi trường, về quyền phụ nữ, về quyền người tiêu thụ, của người lao động...
Chính sách về quản lý và sử dụng nhân lực: cách quản lý và sử dụng
nhân tài của Hàn Quốc vừa mang phong cách truyền thống Nhật bản, vừa mang phong cách hiện đại Mỹ, theo giáo sư Harvay Leibenstein thuộc Trường đại học tổng hợp Harvard (Mỹ), tổng kết và đánh giá cĩ 12 đặc điểm phân biệt hệ thống quản lý của Hàn Quốc với Nhật Bản và của Mỹ:
+ Một, Ở Hàn Quốc các Cơng ty được coi là một cộng đồng kiểu gia đình, cịn ở Nhật bản cơng ty là một cộng đồng, cịn ở Mỹ ít nhấn mạnh vào tính cộng đồng.
+ Hai, giống như ở Mỹ, trong các cơng ty Hàn Quốc cĩ sự phận biệt rõ ràng giữa ba đối tác là giới chủ, người quản lý và cơng nhân. Trong khí đĩ Nhật bản khơng cĩ sự phân biệt rõ ràng giữa cơng nhân và giới chủ.
+ Ba, Ở Hàn Quốc ý tưởng làm việc suốt đời khơng sâu sắc như Nhật Bản, cịn ở Mỹ khơng cĩ ý tưởng làm việc suốt đời.
+ Bốn, giống như ở Nhật Bản, hệ thống quản lý ở Hàn Quốc rất nhấn mạnh đến hệ thống cấp bậc chung. Trong khi đĩ thứ bậc trong hệ thống quản lý của Mỹ của Mỹ chủ yếu liên quan đến chức năng cơng việc;
+ Năm, Người lao động ở Hàn Quốc đề cao lịng trung thành và sự hợp tác, ở Nhật bản thì đề cao tinh thần hợp tác, hịa thuận và nhất trí trong cơng việc, cịn ở Mỹ thì lại nhấn mạnh đến sự thành đạt cá nhân trong phạm vị cơng việc được giao;
+ Sáu, giống như ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc tuổi tác và thời gian thâm niên là tiêu chuẩn để quyết định sự thăng tiến. Trong khi đĩ ở Mỹ thời gian phục vụ và độ tuổi chỉ cĩ liên quan tương đối tới sự thăng tiến;
+ Bảy, Giống như ở Nhật bản, ở Hàn Quốc quyền hạn và trách nhiệm được phân bổ một cách cụ thể, ở ở Mỹ khơng cụ thể;
+ Tám, ở Hàn Quốc quyền quản lý bị hạn chế phần lớn bởi quyền lợi và chính sách của giới chủ, ở Nhật bản quyền quản lý bị hạn chế do thay đổi về nhân lực trong nước; cịn ở Mỹ quyền quản lý do giới cơng đồn quyết định.
+ Chín, giống như ở Nhật Bản, việc đào tạo thực tiễn trong cơng ty của Hàn Quốc được áp dụng cho tất cả các cơng ty, cịn ở Mỹ chỉ áp dụng việc đào tạo thực tiễn cho từng cơng việc cụ thể;
+ Mười, ở Hàn Quốc các đồn nghiệp đồn chiếm ưu thế, ở Nhật Bản hầu hết là nghiệp đồn, cịn ở Mỹ thì cơng đồn;
+ Mười một, Giống như ở Nhật bản, sự phân cơng cơng việc trong các cơng ty của Hàn Quốc cĩ sự luân phiên và linh hoạt, cịn ở Mỹ thì tập trung vào một cơng việc cụ thể với những ràng buộc cụ thể;
+ Mười hai, Giống như ở Nhật Bản, các cơng ty tuyển chọn lao động trên cơ sở độ tuổi, kinh nghiệm và học vấn. Trong khi đĩ các cơng ty ở Mỹ lại nhấn mạnh vào kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để làm một số cơng việc cụ thể. Ta thấy phong cách quản lý nhân lực trong các cơng ty ở Hàn Quốc khá giống phong cách quản lý của các cơng ty Nhật bản.
Chính sách về thu hút các nhân tài các nước: Hàn Quốc xây dựng Viện nghiên cứu cao Đẳng để thu hút các nhân tài nước ngồi. Năm 2000, Chính Phủ Hàn Quốc đầu tư 55,4 tỉ Won dùng cho xây dựng cơng trình cơ sở và thiết bị nghiên cứu. Chính Phủ Hàn Quốc cịn ký hợp đồng phát triển nguồn nhân lực với các nước trên thế giới, mời các nhân tài Quốc tế đến Hàn Quốc. Ngồi ra Hàn Quốc áp dụng biện pháp thu hút lưu học sinh và cán bộ, thạc sĩ, tiến sĩ nước ngồi. Số lưu học sinh nước ngồi được Hàn Quốc cấp học bổng năm 1999 gần 300 người; năm 2000 trên 1.000 người, năm 2006: tăng lên gần 1.900 người.