Giải pháp phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 78 - 81)

- Giá xuất khẩu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ LÀO

3.3.1 Giải pháp phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu

Khi xác định sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, thu ngoại tệ, ta cần thấy rõ tính hàng hóa của cà phê. Nghĩa là, chỉ khi đạt tới tiêu chuẩn hàng hóa mà thị trường quốc tế đặt ra, sản phẩm cà phê mới có thế xuất khẩu thuận lợi. Thị trường quốc tế ln địi hỏi chất lượng cao, lượng hàng ổn định, giá cạnh tranh… để đáp ửng yêu cầu này, xin đề xuất giải pháp sau:

 Tổ chức và quản lý tốt sản xuất cà phê:

Tổ chức và quản lý tốt sẽ ổn định được việc sản xuất và phát triển cà phê. Muốn vậy phải hướng dẫn những vấn đề cần thiết cho người sản xuất: Với vùng cà phê vối, ta lấy hộ gia đình làm đơn vị tự chủ, sắp xếp lại và đưa

vào hợp tác xã. Mỗi tỉnh lập một tổng công ty cà phê, quản lý tốt các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tổng công ty lại chịu sự quản lý chung về kinh tế kỹ thuật của Hồi đồng Phát triển Cà phê Quốc gia. Với vùng cà phê chè, ta chấn chỉnh, củng cố hệ thống tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, mở rộng đào tạo các bộ chuyên ngành cà phê chè, chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất. Mỗi tỉnh cần chủ động công tác khuyến nông, mở rộng diện tích và tổ chức tốt việc thu mua.

 Hạn chế diện tích cà phê Robusta, tăng cường mở rộng diện tích cà phê Arabica:

Hiện nay ta chủ yếu sản xuất và xuất khẩu cà phê vối. Để đa dạng hóa mặt hàng cà phê, Lào bắt đầu phát triển cà phê chè tại các vùng cao nguyên Boraven.

Về tiêu thụ, thế giới chủ yếu vẫn dùng cà phê chè (từ 70-80% tổng sản lượng) do hương và mùi vị đặc trưng của nó. Trên bản đồ tiêu thụ cà phê, chỉ có ít vùng dùng 100% cà phê vối, còn lại, cà phê vối thường dùng để trộn với cà phê chè, tỷ lệ tùy theo khuẩn vị mỗi vùng

Cách thực hiện, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào viết dự án phát triển cà phê trình chính phủ. Sau khi được phê duyệt, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào triển khai thực hiện phối hợp với từng tỉnh theo hình thức thích hợp như: xây dựng các nơng trường quốc doanh, khốn cho nơng dân trong đó cấp vốn một phần, một phần nơng dân tự lo, thực hiện hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng trọt và thâm canh…

Tổ chức quản lý dự án: Đối tượng đầu tư trồng mới cà phê chè là hộ nông dân các tỉnh ở vùng cao nguyên Boraven. Mỗi tỉnh này phải có một ban quản lý dự án. Những tỉnh đã có cơng ty cà phê thì cơng ty đó là ban quản lý dự án tỉnh với sự tham gia của một số cán bộ lãnh đạo cùng cơ quan quản lý nhà liên quan trong tỉnh. Ở trung ương, Thủ tướng chính phủ giao Tổng cơng ty cà phê Lào chịu trách nhiệm thực hiện chương trình. Ban quản lý dự án do

chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập và bổ nhiệm. Như vậy, Tổng cơng ty cà phê Lào sẽ có một ban quản lý dự án và một ban điều hành dự án.

Với dự án này ta thuận lợi là sẵn quỹ đất, điều kiên sinh thái phù hợp, lao động đông, giá rẻ. Hiệu quả trả về là : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều, khẳng định được cà phê Lào trên thị trường thế giới, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân vùng cao nguyên Boraven.

 Cải tiến giống, tăng cường thâm canh, phòng chống sâu bệnh, tăng năng suất

Cải tiến giống bằng cách thay giống cũ bằng giống mới ưu tú, thâm canh, chăm sóc vườn kỹ, tươi đầy đủ, bón phân hợp lý, phịng chống sâu bệnh ngay từ khi mới phát sinh. Lập nhiều trung tâm chuyên nghiên cứu, sản xuất giống. Đồng thời hình thành đội ngũ kỹ thuật tiếp cận với nơng dân, hướng dẫn thay thế giống mới và kỹ thuật thâm canh đúng, khuyến khích nơng dân thi đua xây dựng vườn cà phê mẫu. Ngồi ra cịn phải thành lập trung tâm chuyên phòng chống sâu bệnh, tránh tình trạng các hiệu bán thuốc trừ sâu kiêm luôn cả chữa trị.

Ta thuận lợi là sẵn có giống mới ưu tú, chỉ cần nhận ra và phố biển. Nông dân Lào cần cù nên vấn đề gia tăng thâm cạnh dễ dàng thực hiện. Giải pháp cho kết quả: năng xuất cao, chất lượng tăng, giống mới cho ra những vườn cà phê mạnh, có khả năng phịng sâu bệch tốt.

 Huy động vốn cho sản xuất cà phê xuất khẩu:

Đảm bảo đủ nguồn vốn cho phát triển sản xuất là một việc cấp thiết. có thể huy động vốn này từ hộ nơng dân, doanh nghiệp, hay các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến cà phê. Cũng có thể huy động từ vốn định canh định cư, vốn cho các chương trình kinh tế xã hội, ngân sách hỗ trợ từ địa phương, vốn liên doanh đầu tư của nước ngồi … Đồng thời kiến nghị chính phủ phê duyệt dự án phát triển cà phê để được bổ sung thêm vốn.

Hiện tại, việc giải quyết nguồn vốn của ta có một số thuận lợi như: trong nơng dân cũng có thể huy động được một nguồn vốn khả lớn, vốn cho phát triển cà phê được xếp vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia … như vậy, ngoài những đầu tư lớn cho doanh nghiệp trực thuộc, nhà nước cũng nên hộ trợ thêm cho kinh tế tư nhân vay để trồng mới và chăm sóc cà phê ở thời kỳ đầu của chu kỳ đời sống cây cà phê.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào đến năm 2015 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w