- Giá xuất khẩu
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ LÀO
3.3.3 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu cà phê
Tổ chức quản lý xuất khẩu
Cần đảm bảo thông tin giữa Bộ thương mại - Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào và doanh nghiệp xuất khẩu luôn thông suốt. Bộ thương mại, Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào phải tổ chức hợp mặt với doanh nghiệp theo định kỳ để quản lý được doanh nghiệp, kịp thời hướng dẫn chính sách, định hướng mới, tạo ổn định và sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành.
Một mặt xét lại uy tín và khả năng của người xuất khẩu, chỉ duy trì những đầu mối có năng lực, loại bỏ những đầu mối kinh doanh yếu, vốn nhỏ, khơng có thị trường, hay bội tín hợp đồng với đối tác nước ngoài gây kiện tụng ảnh hưởng uy tín tồn ngành. Như vậy, hệ thống tổ chức xuất khẩu cà
phê của ta sẽ vừa có doanh nghiệp chủ đạo, vừa có doanh nghiệp hỗ trợ, vừa có cơ chế cứng, vừa có cơ chế mềm. Những đầu mỗi năng lực được duy trì sẽ đóng vai trọ chủ đạo, nhận chi viện từ quỹ bình ổn để khi giá xuống thấp mua hàng cho nông dân, dự trữ cà phê theo đúng chủ trương nhà nước. Nhiều thành phầm kinh tế tham gia xuất khẩu sẽ giúp ta linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và nhay cảm hơn trước biến động thị trường. Vấn để là phải phân cấp thị trường hợp lý cho các loại hình tổ chức xuất khẩu, khi phát triển doanh nghiệp cần dựa trên hai tiêu chuẩn chủ đạo: số lượng và hiệu quả xuất khẩu, đồng thời phải theo dõi, và xử lý thời những sai phạm.
Tổ chức thu mua cà phê của thị trường trong nước để xuất khẩu:
Hiện nay, các cơ sở chế biến thu mua nguyên liện chủ yếu qua hệ thống thương lái, tuy có ưu điểm là dễ quản lý tiền hàng, giảm phí thu mua, chiếm dụng được vốn của khách hàng, nhanh chóng huy động đước số lượng lớn … nhưng nhược điểm là chất lượng không đồng nhất, hàng cũ, giá cao hơn mua trực tiếp dân, không quản lý được giá cả … Những năm qua, tuy sản lượng xuất khẩu của ta tăng liên tục nhưng nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm dù trúng mùa vẫn luôn lo lắng. Họ sợ cà phê rớt giá do việc tranh mua, tranh bán, thương lái tung tin thất thiệt, ép giá. Đa phần lợi nhuận cà phê xuất khẩu rơi vào khâu lưu thông, thụ hưởng là thương lái, nhà xuất khẩu hay các cá thể cung ứng kinh doanh cà phê chứ khơng phải nơng dân. Nhà nước tuy có can thiệp bảo vệ quyền lợi cho nông dân nhưng không đáng kể và mạng lưới thu mua của nhà nước tổ chức chưa hợp lý, nhiều đơn vị năng lực yếu, hoạt động không hiệu quả gây phát sinh nhiều tầng nấc trung gian không cần thiết. Để giải quyết các tồn tại trên, xin đề xuất giải pháp sau:
- Xép lại doanh nghiệp xuất khẩu theo chuyên ngành hóa để tập trung nguồn lực phát triển sản xuất - chế biến - xuất khẩu cà phê, điều tiết giá hợp lý, có lợi cho nơng dân.
- Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải đủ năng lực tài chính, đảm bảo dự trữ thường xuyên bằng vốn tự có để chủ động trong hợp đồng và cam kết với khách hàng.
Cung cấp thông tin cho xuất khẩu:
Thông tin nhà xuất khẩu cần gồm: thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, tình hình chính trị - xã hội - kinh tế của các nước xuất khẩu, Luật lệ và hạn chế của các nước nhập khẩu, thơng tin thời tiết, khí hậu, thiên tai tại các khu vực trồng cà phê trên thế giới… Đa số những thông tin này được cung cấp qua 2 hãng là Reuter và Dow Jones. Tuy nhiên, để nắm chính xác hơn, doanh nghiệp nên thơng qua các Tham tán thương mại của Đại sứ quán Lào ở nước ngoài. Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào cần lập 1 bộ phận xử lý thơng tin có nhiều chuyên gia đầu ngành, trang bị phương tiện hiện đại, theo dõi 24/24 tình hình thị trường thế giới và những thông tin liên quan của ngành, sau đỏ tổng hợp, phân tích rồi đưa ra các nhận định khách quan để doanh nghiệp dựa vào đó mà mua bán phù hợp với hồn cảnh riêng của mình. Thơng tin trao đổi giữa bộ phận này với các Tham tán thương mại và doanh nghiệp được tiến thành qua phương tiện hiện đại như Internet, email, fax … sao cho vừa nhanh chóng, bảo mật. Kinh phí xây dựng và duy trị bộ phận thông tin sẽ thu từ các thành viên của Tập đoàn xuất khẩu cà phê Lào, những người có sử dựng và duy trì bộ phân thơng tin sẽ thu từ các thành viên của Vicofa, những người có sử dụng dịch vụ thơng tin này.
Tiếp cận và mở rộng thị trường:
Nếu ta cắt thị trường trung gian thì giá xuất khẩu sẽ cao hơn. Nhưng nếu ta có nhiều thị trường xuất khẩu mới nhiều. Vậy, cần duy trì khách hàng hiện có song song với việc tìm khách hàng mới. phải chú ý hai quốc gia lớn là Mỹ và Nhật, đồng thời khai thác thị trường mới là Đông Âu, Nga và Trung Quốc. Nhà xuất khẩu phải ln năng động tìm khách hàng mới, thơng qua các
cơng ty thương mại để tiếp cận nhà rang xay hay nhờ Phịng thương mại giới thiệu với khách hàng nước ngồi về cà phê Lào.
Huy động vốn cho công tác xuất khẩu:
Để xuất 100 tấn cà phê khoảng 1 tỷ vốn, với mức gần 500 tấn xuất khẩu hiện nay, nhu cầu về vốn đang là điểm nóng. Tương tự giải pháp huy động vốn cho sản xuất đã nên ở trên, vốn cho kinh daonh xuất khẩu cũng có thế huy động được từ chính các thành phần kinh tế đang tham gia xuất khẩu, đặc biệt, từ ngân hàng. Những đơn vị mới bị thiếu vốn lưu động có thể xin nhà nước cấp bổ sung hoặc quan hệ tốt với ngân hàng thương mại xin cấp lượng tín dụng xuất khẩu thỏa đáng, tạo chủ động trong thu mua, xuất khẩu và điều tiết thị trường. Ngoài ra, đối tác nước ngồi cũng có thể hỗ trợ ta bằng cách cho ứng trước đối với các hợp đồng số lượng lớn, thời gian giao hàng dài. Hiện tại ta có thuận lợi là các công ty xuất khẩu đang tăng vòng quay vốn bằng nhiều hợp đồng ngắn hạn và thanh toán của khách hàng nước ngoài cũng trả nhanh hơn trước
Một số giải pháp hỗ trợ xuất khẩu khác:
Việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động của một số dịch vụ có liên quan phục vụ xuất khẩu cà phê sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao giá bán sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Ví dụ như: thực hiện đúng tiến độ quy hoạch hệ thống cảng biến, chú trong hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng và nâng cao năng lực chuyển tải hàng hóa của cảng như tăng trọng tải tàu, tăng công suất bốc xếp … Phát triển dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hóa phục vụ xuất khẩu cà phê.