Các giải pháp của tỉnh, ñịa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA (Trang 76 - 81)

- Xây dựng kế hoạch sản xuất tuỳ theo năng lực của công ty, không ñể

4.4.2 Các giải pháp của tỉnh, ñịa phương

Một số giải pháp của tỉnh, ñịa phương ñể cụ thể hóa các giải pháp của Chính phủ, Nhà nước và các bộ, ban ngành nhằm thúc ñẩy quá trình hoạt

ñộng sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa trong và sau giai ñoạn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế.

4.4.2.1 Hỗ trợ về tín dụng và ñào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

• Hỗ trợ về tín dụng

Có thể chiếm lĩnh ñược thị trường hay không ñiều ñó hoàn toàn phụ

thuộc vào doanh nghiệp, chính vì vậy những chính sách khuyến khích, ưu tiên và hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước, bộ, ban ngành liên quan là rất cần thiết

ñối với các doanh nghiệp. Và việc hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp là biện pháp trợ giúp tích cực thiết yếu nhất ñối với các doanh nghiệp gặp khó khăn trong và sau thời kỳ suy thoái kinh tế.

Việc thực hiện chế ñộ ưu ñãi cho vay vốn hoặc cho giữ lại vốn khấu hao ñể khuyến khích tái ñầu tư, cho trích một phần thuế xuất khẩu ñể doanh nghiệp ñổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm với giá trị ngày càng tăng. Song hiện nay, lãi suất quá cao, ñiều này ñã khiến cho không ít doanh nghiệp ñiêu

ñứng, chính vì vậy về phía tỉnh cần có những biện pháp thích hợp nhằm ñiều chỉnh về tỉ lệ lãi suất, thời hạn cho vay tín dụng thắt chặt và nới lỏng linh hoạt tùy theo biến ñộng của thị trường, giúp cho doanh nghiệp có vốn mở rộng quy mô sản xuất.

ðồng thời tỉnh hàng năm hỗ trợ kinh phí ñể thực hiện các công việc có liên quan ñến kiểm soát an toàn vệ sinh thủy sản, các hoạt ñộng thương mại chung cho sản phẩm thủy sản như xây dựng thương hiệu, ñăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu,… hỗ trợ hình thành và hoạt ñộng của các tổ chức xúc tiến ñầu mối tại các thị trường quốc tế, thực hiện chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp.

• Hỗ trợ vềñào tạo

Mặc dù Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng sở hữu một nguồn lao ñộng trẻ dồi dào song nguồn nhân lực này lại thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức không ñược ñào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Chính vì vậy tỉnh, ñịa phương cần tăng cường các hình thức ñào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và ảm hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế thương mại quốc tếñể tăng cường và bổ sung ñội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản giỏi. ðồng thời chú ý ñào tạo ñội ngũ lao ñộng kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp, ñáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành.

4.4.2.2 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ñồng bộ

Ngành thủy sản trong thời gian qua ñã có những bước tiến nhất ñịnh,

ñặc biệt là về xuất khẩu sang thị trường quốc tế, song ngành thủy sản của Thanh Hóa nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa vẫn thiếu một quy hoạch tổng thể và ñồng bộ khiến nhiều vùng thủy sản phát triển tự phát, không ñi theo ñịnh hướng và những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Sản lượng khai thác hiện nay ñã ñến ngưỡng, song vẫn còn tình trạng cố khai thác, và khai thác một cách bừa bãi, không ñúng quy cách, gây

ñến những hậu quả và khó khăn cho tài nguyên thủy sản của tỉnh. Chính vì vậy, hiện nay tiến ñộ phát triển của Công ty phụ thuộc chính vào công tác nuôi trồng, công tác này ñã dành ñược sự quan tâm và chú ý của các sở, ban, ngành, song sự quan tâm này vẫn chưa tương xứng với tầm ảnh hưởng và quan trọng của nó ñến ngành thủy sản Thanh Hóa nói riêng, nền kinh tế quốc dân của ñất nước nói chúng. Các cấp ban ngành cần phải có các chính sách khuyến khích phát triển, chú trọng ñầu tư hơn cho công tác này. ðồng thời yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng khá lớn ñến thị trường thủy sản, nên việc quản lý môi trường nuôi trồng và môi trường tự nhiên là khá cần thiết, nó ñảm bảo cho chất lượng nguyên liệu của chúng ta ñáp ứng ñược các tiêu chuẩn về

vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu, các thị trường ñang dùng các tiêu chuẩn khắt khe làm rào cản kỹ thuật ñối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Do ñó ñể có thể phát triển xuất khẩu thủy sản một cách bền vững,

ñảm bảo sự ổn ñịnh về sản lượng nuôi trồng cũng như chất lượng hàng thủy sản xuất ñi quốc tế thì các cơ quan nhà nước có liên quan phải xây dựng một quy hoạch ñồng bộ nuôi trồng thủy sản. Cụ thể là trong quy hoạch nuôi trồng cần phải khoanh vùng và ñưa hầu hết các loại mặt nước vào nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên những vùng nước có ñiều kiện thuận lợi cho nuôi tôm và trồng rong câu xuất khẩu và nuôi cá tạo vành ñai thực phẩm cho thành phố và khi công nghiệp tập trung. Bố trí hợp lý từ khâu sản xuất con giống ñến sản xuất th c n, nuôi tr ng, ch bi n, v n chuy n và tiêu th s n ph m.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp cùng các ngành liên quan có kế hoạch tổ chức xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản ñể có căn cứ

phát triển sản xuất một cách ổn ñịnh và vững chắc. ðồng thời Sở cùng các ban ngành liên quan phải cử cán bộ xuống trực tiếp kiểm tra giám sát và phổ biến các cách nuôi trồng cho hợp lý, phù hợp ñể thu ñược năng suất cao nhất.

4.3.2.3 Hoàn hin các th tc hành chính trong quá trình xut khu, lut

chống bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm

Như ñã nói, Mỹ, Nhật Bản, EU… là một thị trường có hệ thống pháp luật chặt chẽ, phức tạp và ña dạng. Chính ñiều này ñã tạo nên không ít những khó khăn cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tủy sản Thanh Hóa sang các thị trường trên trong thời gian qua, ñã có rất nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về, bị kiện phá giá hay vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, không ñảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường này ñặt ra.

Chính vì vậy ñể có thể chiếm lĩnh và phát triển ở các thị trường này thì các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt Nam cần phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện luật chống bán phá giá, luật sở hữu trí tuệ, luật vệ sinh an toàn thực phẩm….ñồng thời xây dựng các thiết chế cạnh tranh, giải quyết tranh chấp ñể

có thể giúp các doanh nghiệp hạn chế, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình xuất khẩu.

Trước hết ñể thực hiện ñược ñiều ñó thì Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chức năng có liên quan như tổng cục tiêu chuẩn

ño lường chất lượng cần phải tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm thông qua việc ñưa ra những quy ñịnh cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng, biện pháp kiểm tra, giám ñịnh sản phẩm ñối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thủy sản. ðồng thời cùng với trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản của tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm

nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm một cách thường xuyên và toàn diện từ

nguyên liệu ñến sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra tỉnh, ñịa phương và ban lãnh

ñạo công ty phải có kế hoạch nhằm giúp cho các tất cả mọi người liên quan trong quá trình sản xuất mặt hàng này (từ khâu ñánh bắt, nuôi trồng, nhập nguyên liệu ñến khâu chế biến, tiêu thụ) hiểu rõ ñược tầm quan trọng của việc

ñảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu ñi thị trường quốc tế. Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. ðầu tiên là sóm triển khai thực hiện mã hóa các vùng nuôi, tạo tiền ñềñể thực hiện truy xuất nguồn gốc, ñồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu , áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh ñó tỉnh, ñịa phương phải ñưa ra các biện pháp nhằm ngăn việc

ñưa các tạp chất vào nguyên liệu thủy sản bằng cách tăng cường các hoạt ñộng phòng chống.

Thực hiện quy hoạch và quản lý thống nhất hệ thống công nghiệp chế

biến thủy sản thông qua việc giao cấp giấy phép ñầu tư xây dựng mới, nâng cấp nhà máy chế biến thủy sản, ñầu tư có hiệu quả vào chiến lược xuất khẩu thủy sản : nuôi trồng, ñánh bắt, sản xuất và xuất khẩu, tạo ñiều kiện thuận lợi và áp dụng những biện pháp ưu ñãi hơn nữa ñối với doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra tích cực cung cấp các thông tin về thị

trường cũng như những thay ñổi của hệ thống luật pháp nước này ñến doanh nghiệp nhằm dành thế chủñộng cho doanh nghiệp.

4.4.2.4 ðẩy mạnh hoạt ñộng xúc tiến thương mại hàng thủy sản xuất khẩu

Trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ñang diễn ra mạnh mẽ hiện nay ñã có nhiều tổ chức thương mại ñược hình thành, hoạt ñộng khá rộng rãi và Việt Nam ñã ñược trở thành thành viên của nhiều tổ chức lớn như: WTO, ASEAN,… chính vì vậy việc thiết lập mở rộng quan hệ xúc tiến với

các quốc gia trong những tổ chức này là ñiều cấp bách. Trong ñó Mỹ, Nhật Bản, EU… là một thị trường rộng lớn và ñầy tiềm năng, song trong nó lại chứa ñựng ñầy rẫy những khó khăn, những rủi ro. ðặc biệt ñối với thị trường thủy sản lại càng khó khăn hơn, khi các rào cản phi thương mại của các thị

trường này như vệ sinh an toàn thực phẩm, bán phá giá… liên tục ñược dựng lên ñối với mặt hàng thủy sản Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu các thông tin về thị trường, thị hiếu, luật pháp, tập quán kinh doanh hay ñưa hình ảnh của công ty, sản phẩm của công ty ñến với người tiêu dùng , doanh nghiệp của các thị trường này là một biện pháp giảm thiểu rủi ro, tận dụng ñược những lợi thế của mình ñể có thể nắn ñược những cơ hội kinh doanh tại các thị trường ñó. Liên Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Sở Công thương của tỉnh chỉñạo thành lập bộ phận xúc tiến thương mại dựa trên mục

ñích này với trách nhiệm ñảm bảo cung cấp cho các nhà xuất khẩu trong tỉnh nói chung và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản nói riêng những thông tin về thị trường và ñiều kiện pháp lý khi tiếp cận các thị trường quốc tế. Tỉnh ñã cùng với các bộ, ban, ngành tăng cường vai trò quản lý, giám sát

ñối với các hoạt ñộng khuyến mại, quảng cáo, tổ chức hội chợ và thường xuyên tổ chức, ñánh giá tình hình nhằm có những sựñiều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA (Trang 76 - 81)