Giới thiệu chung về suy thoái kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA (Trang 43 - 44)

- Phòng Kế hoạch Kinh doanh: Xây dựng quy chế quản lý kinh doanh, các ñịnh mức kinh doanh,

4.1.1Giới thiệu chung về suy thoái kinh tế ở Việt Nam

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1Giới thiệu chung về suy thoái kinh tế ở Việt Nam

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi các tác ñộng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhiều cuộc hội thảo chuyên ñề vềñánh giá tác ñộng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 ñến Việt Nam ñã ñược tổ chức như: Hội thảo do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 9/4/2009, tại Hải Dương với chủ ñề “Tác ñộng của khủng hoảng tài chính thế giới ñến lao ñộng, việc làm – Những giải pháp, kinh nghiệm của ðức và Việt Nam”. Ngày 9/5/2009, tại Hà Nội, Trường ðại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủñề “Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam”. Hội thảo cấp cao về “Tác

ñộng của suy thoái kinh tế toàn cầu ñối với nghèo ñói và phát triển bền vững tại khu cực châu Á - Thái Bình Dương” ngày 30/9/2009, và nhiều hội thảo do các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam ñứng ra tổ chức. Thông qua hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ñã phân tích, nhận

ñịnh tác ñộng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới ñến nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế Việt Nam gồm nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh sau ñây:

Nguyên nhân bên ngoài: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu: các nền kinh tế lớn nhất thế giới như: Mỹ, Nhật, Tây Âu ñang bị khủng hoảng nặng nề chưa từng có sau ñại chiến thứ II.

• Sản xuất ñình ñốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua trên thị trường thế giới thu hẹp.

•Các nước phải ñiều chỉnh lại chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá ñể bảo hộ hàng trong nước nên gặp nhiều rào cản cho hàng Việt Nam xuất khẩu

•Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, nhất là FDI suy giảm. Nhiều doanh nghiệp FDI ñã ñăng ký vốn nhưng ñình hoãn hoặc chậm trễ khi thực hiện. Năm 2008: FDI ñăng ký 60 tỷ USD; tháng 1 năm 2009: 200 triệu USD.

Nguyên nhân bên trong: Cơ cấu nội tại của nền kinh tế có nhiều bất cập. Các yếu tố cơ bản trong cơ cấu GDP còn chứa ñựng những bất ổn. Theo số liệu năm 2007, ở Việt Nam mức tiêu dùng cao (64,9% GDP), ñộ mở nền kinh tế cao (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 167%GDP, so với Trung Quốc 72%, Thái Lan 139%, Malaysia: 200%. Hồng Kông, Singapore: 400%) nên càng phụ thuộc thị trường bên ngoài. Cán cân thương mại thâm hụt do phải nhập khẩu vốn thông qua ñầu tư nước ngoài ñể tài trợ. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn hoạt ñộng thiếu hiệu quả, doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài giảm bớt ñầu tư do tác ñộng của khủng hoảng… do vậy trong nội tại cơ

cấu kinh tế Việt Nam cũng tồn tại những yếu tố làm giảm ñà tăng trưởng trong ñiều kiện suy thoái.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THANH HÓA (Trang 43 - 44)