Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực XDCB

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng có vốn ngân sách nhà nước tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Trong thời kỳ bao cấp, trước năm 1986, đất nước ta gặp rất nhiều khĩ khăn về mọi mặt của cuộc sống. Trong giai đoạn này, các dự án xây dựng nĩi chung đều do nhà nước cấp 100% vốn và làm theo cơ chế kế hoạch tập trung, tồn bộ các dự án này phần lớn là những dự án về cơng trình giao thơng nhằm phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, các dự án về quy hoạch xây dưng khu dân cư, nhà cao tầng đa chức năng hầu như là rất ít, hoặc chưa cĩ do nhu cầu xã hội lúc bấy giờ chưa cĩ nhu cầu.

Từ những năm 1995 trở lại đây, nhất là giai đoạn 1995 – 2005, với chính sách mở cửa của nhà nước, Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngồi, cũng như những nguồn vốn viện trợ của các tổ chức thế giới, tiêu biểu như: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), hoặc dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT).

Phần lớn các nguồn vốn được viện trợ nĩi trên, chính phủ Việt Nam đều dành cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thơng thương hàng hĩa giữa các vùng miền trong cả nước, điển hình như dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận, vốn tài trợ của chính phủ Australia, đã được khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 5 năm 2000; dự án cải tạo Quốc lộ 1A; dự án xây dựng nhà ga mới Tân Sơn Nhất và Nội Bài; dự án Đại lộ Đơng Tây – hầm Thủ Thiêm; cơng trình cầu Phú Mỹ nối Quận 7 với Quận 2; gần đây nhất là dự án cầu Cần Thơ; tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương…Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1998 vốn đầu tư cho các cơng trình giao thơng đường bộ là hơn 14 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng

80% ngân sách của nhà nước dành cho ngành giao thơng đường bộ. Những dự án giao thơng đĩ đã gĩp phần to lớn vào cơng cuộc cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa đất nước, đĩng gĩp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nĩi chung và Thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này (1995 – 2005) những dự án về quy hoạch xây dựng đơ thị và những cơng trình xây dựng dân dụng chưa thực sự phát triển mạnh, các dự án được triển khai trong giai đoạn này lúc bấy giờ chưa chiếm tỷ lệ lớn, chỉ là những cơng trình quy mơ nhỏ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trước mắt hoặc các cơng trình xây dựng chủ yếu là cải tạo hoặc nâng cấp các cơng trình cũ, hoặc là các dự án mặc dù đã được phê duyệt nhưng chủ đầu tư chưa bỏ vốn thực hiện đầu tư. Lý giải cho điều này cĩ thể là do xã hội chưa cĩ nhu cầu hoặc chưa thật sự cần thiết.

Từ năm 2005 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã cĩ tăng trưởng mạnh, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), nhiều nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đĩ lĩnh vực XDCB được nhiều nhà đầu tư trong và ngồi nước quan tâm. Một khi nền kinh tế đã cĩ sự phát triển, thì đời sống thu nhập của người lao động được cải thiện, xã hội cĩ nhu cầu về nhà ở, văn phịng cho thuê tăng nhanh chĩng và nhu cầu cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu đường, cảng biển sân bay cấp thiết hơn bao giờ hết. Đĩ là lý do tại sao các dự án quy hoạch xây dựng nhà ở, cao ốc văn phịng, căn hộ chung cư cao cấp được nhiều nhà đầu tư trong nước và ngồi nước chú trọng đầu tư trong khoảng 5 năm trở lại đây, bởi vì giai đoạn này xã hội cĩ nhu cầu cao về nhà ở, dễ bán sản phẩm, tương đối dễ thực hiện hơn so với các dự án giao thơng là cần nguồn vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn rất chậm. Vốn đầu tư cho các dự án này từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và vốn của các doanh nghiệp trong nước dưới các hình thức liên doanh liên kết hoặc vốn tự cĩ của doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Vốn nhà nước đầu tư cho lĩnh vực XDCB qua các năm

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Chi

XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078 107440 115545 108648

Nguồn: Trang web Tổng Cục thống kê http://www.gso.gov.vn

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước đầu tư cho lĩnh vực XDCB qua các năm ĐVT: %

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cơ cấu

chi 24.06 27.85 27.49 30.04 28.83 27.73 26.32 26.90 27.6 28.2

Nguồn: Trang web Tổng Cục thống kê http://www.gso.gov.vn

Bảng 2.3: Nguồn vốn nhà nước đầu tư cho lĩnh vực XDCB tại Thành phố Hồ Chí Minh ĐVT: tỷ đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn đầu tư 7000 10.500 17000 18500 19200 20000 22000 Mức tăng so

với năm trước 52,5% 50% 61,9% 8,82% 3,78% 4,17% 1%

Nguồn: : Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

Qua bảng 2.3 cho thấy, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh từ năm 2002 đến năm 2005, bình quân tăng trên 50% năm sau so với năm trước; từ năm 2005 đến năm 2009 mức tăng bình quân năm sau đều cao hơn năm trước từ 3% đến 8%; năm 2008 và 2009 mặc dù gặp khĩ khăn về tình hình kinh tế xã hội do khủng hoảng kinh tế nhưng vốn đầu tư cho xây dựng dựng khơng hề giảm, vẫn ở mức cao khoảng 20.000 tỷ đồng mỗi năm

Riêng đối với các thành phần kinh tế khác khơng thuộc sở hữu vốn của nhà nước, theo số liệu của Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Giao thơng cơng chánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhất là các dự án vế quy hoạch xây dựng đơ thị, dự án bất động sản về nhà ở, văn phịng cho thuê, trong giai đoạn 2005 – 2009 vốn thực hiện của các doanh nghiệp này đạt ở mức cao qua các năm, mỗi năm tăng từ 10 % đến 15 %, khoảng từ 80 ngàn tỷ đồng đến 120 ngàn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng có vốn ngân sách nhà nước tại thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w