Nợ xấu theo nhóm nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 94)

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) % 1.95% 1.67% 1.66% 1.71%

Trong đó: - Tỷ lệ nhóm 3 % 1.95% 1.67% 1.66% 1.71%

- Tỷ lệ nhóm 4 % 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

- Tỷ lệ nhóm 5 % 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

Trong tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh, tất cả đều là nợ nhóm 3, khơng có nợ nhóm 4 và nhóm 5, điều này cho thấy chi nhánh giám sát các khỏan nợ xấu rất tốt, tich cực và có nhiều biện pháp thu hồi nợ thích hợp, khơng chế nợ xấu chỉ ở nhóm 3.

Nợ quá hạn nhóm 3 tại Chi nhánh chủ yếu là do hàng tồn kho của doanh nghiệp vay vốn quá lớn nên nguồn vốn của doanh nghiệp bị kẹt trong hàng tồn kho. Các doanh nghiệp vay vốn ở nước ta nói chung và của Chi nhánh nói riêng, chủ yếu vay vốn ngân hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn tự có lại rất mỏng (mà chủ yếu lại nằm trong tài sản cố định, tính thanh khỏan rất thấp) nên khi hàng hóa khơng tiêu thụ được mà đến kỳ hạn trả nợ cho ngân hàng thì khơng có khả năng thanh tốn, tình trạng này dẫn đến nợ quá hạn. Mặt khác các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh đa số là các doanh nghiệp Nhà nước, vay vốn với giá trị lớn, vượt xa so với số vốn tự có (thường có bảo lãnh cũa Nhà nước) nên khó có thể xoay sở được đủ lượng tiền trả nợ cho ngân hàng khi đáo hạn mà chưa hòan tất được chu kỳ sản xuất.

Nợ quá hạn do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Nguyên nhân là tình hình kinh doanh, sự biến động của thị trường ngày càng khó dự đóan, giá cả thị trường biến động mạnh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh…gây khó khăn khơng ít cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vay nợ nhiều, chi phí lãi cao nên gặp khó khăn, dẫn đến khơng thanh tóan được cho ngân hàng.

Việc chậm thu hồi cơng nợ phải thu của khách hàng cũng góp phần gây ra nợ quá hạn. Hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau thay vì phải vay ngân hàng tốn chi phí ngày càng đáng lo ngại. Các khách hàng của Chi nhánh đều có khỏan mục phải thu chiếm tỷ trọng khá cao so với tài sản lưu động, nên khi đối tác của khách hàng chậm thanh tóan, hoặc làm ăn thua lỗ thì khách hàng khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cũng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thì nguy cơ nợ quá hạn sẽ gia tăng. Ngòai ra nợ quá hạn cũng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trong q trình cấp tín dụng như sự thiếu khách quan trong q trình cấp tín dụng, mơi trường vĩ mơ có những biến động bất lợi, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cịn hạn chế, thơng tin bất cân xứng, quá tập trung vào một số ít khách hàng lớn, khơng phân tán rủi ro…

2.2.3. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển TPHCM trong thời gian qua:

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan:

2.2.3.1.1. Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt khơng đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an tồn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến các phòng giao dịch, chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng các phòng giao dịch, chi nhánh vẫn cho vay, thậm chí có phịng giao dịch buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngồi địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân chủ yếu nhất trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ mơi trường kinh doanh

2.2.3.1.2 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu suy giảm, chỉ số lạm phát cao,… đã ảnh hưởng đến HĐSXKD và năng lực tài chính của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ). Do giá cả nguyên liệu đầu vào, lãi suất tăng cao ở những tháng đầu năm 2008, sang đến cuối năm

thì giá cả một số mặt hàng giảm mạnh, thị trường tiêu thụ sụt giảm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng, nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

Khủng hoảng kinh tế tồn cầu cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kinh tế nước ta, đặc biệt là những ngành xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nước ngoài thu hẹp, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Một vài doanh nghiệp tại Chi nhánh giảm sút doanh thu xuất khẩu, nhất là những doanh nghiệp phục vụ thị trường nước ngoài là chính.

Song song với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động khơng tích cực:

 Trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008, năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng, một phần chịu ảnh hưởng của giá cả thế giới, một phần do việc quản lý, bình ổn giá trên thị trường của Nhà nước khơng hiệu quả. Hiện tượng làm giá, nâng giá tiếp diễn, ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội. Điều này, tác động lên thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào của một số ngành không ngừng leo thang như sắt thép, y tế, các ngành xi măng, hóa chất thiếu hụt nguyên liệu làm cho doanh nghiệp gặp rắc rối trong quá trình sản xuất, cân đối chi phí, giá thành và giá bán.

 Thị trường bất động sản bất ổn. Năm 2008, dấu hiệu đóng băng biểu hiện rõ rệt, giá cả giảm mạnh, sức mua khơng có, ảnh hưởng khơng nhỏ đến doanh nghiệp liên quan Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ mơi trường kinh doanh

2.2.3.1.3. Rủi ro do những thay đổi từ chính sách Nhà nước

Mở đầu các diễn biến bất thường là lãi suất tiền vay, tiền gửi trên thị trường đột ngột tăng nhanh, tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, lần đần tiên trong một năm NHNN Trung Ương đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản, các lãi suất chủ chốt khác cùng với việc thực hiện các biện pháp công cụ điều hành tiền tệ khác nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ và sau đó vào các tháng cuối năm là nới lỏng tiền tệ có kiểm sốt nhằm chống suy giảm kinh tế.

Trước tình hình kinh tế trong nước bị suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, NHNN đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là tiếp tục thực

hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng hết sức linh hoạt trong điều hành để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững vừa thúc đẩy đầu tư SXKD, chủ động ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới, điều hành lãi suất thị trường theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, nếu như các biện pháp dồn dập nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm ảnh hưởng mạnh nguồn vốn, dẫn đến việc nhiều NHTM rơi vào trình trạng “yếu” thanh khoản, nợ xấu gia tăng thêm.

Chính sách kinh tế của Nhà nước đã mang lại khơng ít khó khăn trong HĐKD của nhiều doanh nghiệp. Điển hình là chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ đã gây tác động đến các doanh nghiệp. Lãi suất không ngừng tăng cao làm gia tăng đột biến chi phí tài chính, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát nợ, lãi vay của doanh nghiệp, ngay cả những doanh nghiệp có HĐSXKD bình thường cũng gặp khơng ít khó khăn.

Khi khách hàng đến vay tại Chi nhánh, họ phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm kế tiếp. Cơ sở để lập các kế hoạch này là dựa trên các nhập lượng đầu vào để cân đối, tính tốn lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được. Các số liệu này sẽ bị thay đổi do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến khơng có khả năng trả nợ cho Chi nhánh.

Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân thứ ba trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ môi trường kinh doanh

2.2.3.1.4. Thông tin tín dụng:

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trực thuộc NHNN tuy hoạt động đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng CIC chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Thêm vào đó, vai trị nối kết các NHTM của CIC còn lỏng lẻo, chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn.

Trong thời gian qua, Chi nhánh trong một vài trường hợp trước khi quyết định cấp tín dụng, có nhiều lần đăng ký hỏi tin CIC, tuy nhiên thơng tin do CIC cung cấp cịn khá đơn điệu, chưa đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chất lượng thông tin chưa thật

sự đáp ứng được yêu cầu.

Các NHTM nói chung và chi nhánh TPHCM Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản. Khi tiến hành phân tích hồ sơ khách hàng, Chi nhánh cũng cịn lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thơng tin hay nói cách khác có tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa các ngân hàng và khách hàng vay .

Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân thứ tư trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ mơi trường kinh doanh

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía Chi nhánh TPHCM- Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Phát triển Việt Nam

2.2.3.2.1. Thu thập thông tin tín dụng:

Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xun và có tính hệ thống.

Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, lười biếng thu thập thông tin về khách hàng và đơi khi hồn tồn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thơng tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thường được trình bày rất sn sẻ theo các khn mẫu có sẵn và chứa đựng các thơng tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay.

Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân chủ yếu nhất trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ chính bản thân ngân hàng

2.2.3.2.2. Công tác thẩm định:

Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu công tác thẩm định không được thực hiện tốt. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng phải tiến hành

thẩm định cả yêu tố uy tín, năng lực quản lý và năng lực quản trị của khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay, cơng việc đánh giá uy tín của khách hàng đang là vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thơng tin và khả năng phát tín hiệu của khách hàng cịn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, cịn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thơng tin thu thập được. Trong khi đó đối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của ngân hàng là khu vực kinh tế tư nhân thì cịn q non trẻ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai trị của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các doanh nghiệp thành viên phát triển, là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường nên đã dẫn đến việc thu thập thông tin để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn.

Về năng lực quản trị, mặc dù nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực, nhất là bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hồn tồn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác. Kết quả là việc đánh giá năng lực quản lý của khách hàng chỉ mang tính hình thức, khơng đánh giá đúng thực chất.

Về năng lực tài chính, cơng việc đánh giá được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thơng tin nên có thể nói độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với các DNTN. Ngân hàng dù biết kiểm tốn báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng khơng dám đề nghị khách hàng thực hiện vì sợ mất khách hàng. Từ những số liệu chưa thực sự tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ khơng phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng.

Đối với các dự án/phương án, thẩm định tính hiệu quả là khâu quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Tuy nhiên do có nhiều nhân tố

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w