Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 101 - 106)

3.3 .KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ (NGÂN

3.4.4. Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm

Chính Phủ cần xây dựng Luật về bảo đảm tiền vay, bảo đảm quyền của các TCTD với thu nhập và TSBĐ của khách hàng vay vốn một cách chặt chẽ tính thống nhất và hợp lý với những văn bản có liên quan. Cụ thể: như đã phân hành án, việc cơ quan thi hành án qua hai lần bán đấu giá khơng thành thì giao lại cho người được thi hành án (ngân hàng) theo giá đã giảm để thi hành án là điều khơng hợp lý, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng. Mặt khác, cũng chưa đúng với hướng dẫn xử lý TSBĐ của Thơng tư liên tịch số 03/2001/TTLT, do vậy, đứng trên góc độ ngân hàng (người được thi hành án) đề nghị Chính Phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cùng các cơ quan cấp Bộ có liên quan xem xét để sửa đổi điều 48 của Pháp Lệnh thi hành án như sau: "Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn khơng bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý bán công khai theo quy định của pháp luật. Nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án phải có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch đó cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Trong trường hợp ngược lại, nếu giá trị tài sản thực tế bán được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm thì khách hàng vay phải có trách nhiệm với phần nợ vay còn thiếu". Với hướng giải quyết này sẽ tạo điều kiện cho NHTM xử lý TSBĐ, thu hồi vốn vay cho ngân hàng được thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ quy định về xử lý TSBĐ.

Nhanh chóng hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động thẩm định giá, tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá. Do vai trị của cơng tác thẩm định giá đối với hoạt động của các ngân hàng ngày càng quan trọng nên việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá là cần thiết trong thời gian sắp tới. Doanh

nghiệp thẩm định giá với khả năng chun mơn sâu và rộng của mình sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về việc thẩm định giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố, các dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp,...một cách chính xác, trung thực, hợp pháp,...nhằm giải quyết tồn bộ những khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như các NHTM khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an tồn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong ngân hàng đối với các nghiệp vụ nói chung và đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một u cầu bức thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại.

Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV HCMC trình bày trong Chương 2 cùng với việc phân tích những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, chương 3 tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phịng tổn thất trong từng cơng đoạn và q trình cấp tín dụng.

Phần một, giải pháp về phía BIDV HCMC, với yêu cầu xây dựng chính sách khách hàng, chiến lược khách hàng nhằm sàng lọc khách hàng hiệu quả, thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ cơng tác thẩm định theo đúng quy trình, tạo lập và hịan thiện hệ thống thơng tin phục vụ phân tích tín dụng, kiểm sốt kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, nâng cao năng lực CBTD.

Phần hai, giải pháp về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với yêu cầu xây dụng chính sách khách hàng hợp lý, nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách tài sản đảm bảo khoản vay,...

Phần ba, đưa ra những giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mơ là Chính Phủ & Ngân hàng Nhà nước về vấn đề hồn thiện mơi trường luật pháp cho hoạt động tín dụng nói chung và cho phát triển ngân hàng nói riêng theo thơng lệ quốc tế. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ nhằm nâng cao vai trị và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hồn thiện mơi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.

Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là kiểm sốt có hiệu quả rủi ro tín dụng tại BIDV HCMC, góp phần vào sự phát triển bền vững của BIDV HCMC nói riêng và của BIDV nói chung trong giai đoạn hội nhập.

Trang 14

KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, nhận dạng nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm sóat, phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của BIDV HCMC trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung:

Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị

rủi ro tín dụng. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng; khái niệm và các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng và dẫn ra kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM Singapore để các NHTM nói chung và BIDV HCMC nói riêng rút ra bài học riêng cho mình về kiểm sốt rủi ro tín dụng

Hai là, luận văn giới thiệu khái quát về BIDV HCMC, đánh giá chung về vị thế

cạnh tranh của BIDV HCMC. Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nói chung của BIDV HCMC và đi sâu phân tích rủi ro tín dụng cùng những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của BIDV HCMC trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của

BIDV HCMC, luận văn đưa ra giải pháp và những kiến nghị để góp phần phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV HCMC trong tình hình mới.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình nhanh, vững chắc.

Đây là đề tài khơng mới nhưng là nội dung quan tâm của nhiều người đặc biệt đối với những ai luôn trăn trở về kiểm sốt rủi ro tín dụng ở các NHTM của Việt Nam hiện nay. Do tính chất phong phú của lĩnh vực nghiên cứu nên chắc chắn nội dung của luận văn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế cần được bổ sung. Tơi rất mong được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để nội dung luận văn hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các Tổ chức tín dụng đã được sửa đổi bổ sung năm 2004

2. quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, quyết định của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

3. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005.

4. Bài giảng mơn “Quản trị ngân hàng” – PGS.TS Trần Huy Hoàng, năm 2009.

5. Bài giảng mơn “Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt, năm 2009.

6. Bài giảng mơn “Tài chính quốc tế” – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa, năm 2009. 7. Bài giảng môn“Nghiệp vụ ngân hàng Trung Ương”–PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn,

năm 2009.

8. Báo cáo kiểm toán, quyết toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, 2008, 2009, 6 tháng đầu năm 2010

9. Trần Huy Hoàng (12/2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê. 10. Các tài liệu tập huấn của Trung tâm đào tạo ngân hàng nhà nước Việt Nam,

11. Trần Đình Định(2008),Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản tư pháp, Hà nội.

12. Peter Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia, 1995.

13. Frederic S.Mishkin (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.

14. TS Hồ Diệu ( 2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.

15. PGS.TS Lê Văn Tề, TS-Ngô Hướng (2000), Tiền tệ và Ngân hàng

16. TS. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống 17. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Tài chính.

18. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006) , Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê.

19. Các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí ngân hàng, tạp chí cơng nghệ ngân hàng, thời báo kinh tế Sài gòn.

20. Các tài liệu tập huấn của Trung tâm đào tạo ngân hàng nhà nước Việt Nam 21. http://www.bidv.com.vn

22.http://www.tuoitre.com.vn

23.http://www.acb.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w