Tình hình dư nợ theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 45)

(Nguồn BCQT BIDV HCMC năm 2007 2008 2009)

Trong những năm gần đây, dưới sự tác động của đường lối phát triển kinh tế đất nước, nhất là khi có luật doanh nghiệp ra đời năm 2000 đã tạo ra một hành lang pháp lý rất thơng thóang và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hàng loạt các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ra đời và hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh vẫn đóng vai trị chủ đạo, là đầu tàu định hướng sự phát triển của tòan bộ nền kinh tế quốc dân, nắm giữ những ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế. Q trình cổ phần hóa các DNNN đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

Dư nợ cho vay DNNN giảm đáng kể qua các năm do Chi nhánh đã thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về giảm tỷ lệ cho vay DNNN.

Dư nợ được dịch chuyển sang khu vực kinh tế ngồi quốc doanh, kinh doanh có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, TSĐB chắc chắn.

Qua số liệu thống kê 3 năm cho thấy dư nợ cho vay các DNNN giảm dần. Năm 2007, dự nợ cho vay DNNN là 5.070 tỷ đồng thì sang năm 2008, dư nợ cho vay chỉ còn 4.144 tỷ đồng, đến năm 2009, dư nợ cho vay giảm còn 3.501 khiến cho tỷ trọng dư nợ vay DNNN trong tổng dư nợ cũng giảm dần qua các năm lần lượt là 77%, 68%, 51%. Ngược lại, quy mô và tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm sau lại cao hơn năm trước. Chi nhánh thực hiện giảm tỷ trọng dư nợ trong khối DNNN theo chủ trương của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và chính sách an tồn tín dụng của Chi nhánh, sắp xếp lại cho vay các DNNN, tập trung vào những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, loại bỏ những khoản vay từ doanh nghiệp thua lỗ, chất lượng thấp.

Việc giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một hướng đi đúng. Vì theo thống kê, hiện nay thành phần kinh tế ngồi quốc doanh đóng góp gần 70% GDP, và ngày càng phát triển, còn thành phần kinh tế quốc doanh chỉ có khỏang 75% doanh nghiệp hoạt động có lãi. Bản thân một số DNNN yếu kém trong cơng tác quản lý, ít thay đổi, đa dạng sản phẩm, hoạt động máy móc, rập khn, chưa phản ứng linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Điều này góp phần làm gia tăng RRTD cho ngân hàng, khi doanh nghiệp giảm sút trong hoạt động, khả năng cạnh tranh thấp, ảnh hưởng đến việc thanh toán nợ cho ngân hàng.

2.2.2. Thực trạng nợ xấu tại chi nhánh TPHCM -Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Diễn biến bất lợi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, tình trạng kinh tế chưa được phục hồi rõ nét. Năm 2008, các NHTM Việt Nam phải đối phó với 2 vấn đề lớn là nguy cơ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt; tiếp theo là ảnh hưởng của đà suy thối kinh tế tồn cầu ảnh hưởng rất lớn tới sức cầu cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chi nhánh TPHCM - Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đã có chiến lược tín dụng và đầu tư đúng đắn, tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của BIDV; tăng cường quản lý RRTD, bảo đảm tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trên tổng dư nợ; phát triển, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính, giữ vững vai trị chủ lực. Đến năm 2009, tình hình kinh tế có những bước chuyển biến,

đền hồi phục, chi nhánh cũng tăng dần các chỉ tiêu, đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến tín dụng

Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được phản ánh rõ nét qua các chỉ tiêu: nợ xấu, nợ quá hạn. Một khi hoạt động tín dụng của ngân hàng có phát sinh một trong 2 chỉ tiêu trên cũng đồng nghĩa với việc các khoản vay của ngân hàng đang bị rủi ro, khó có khả năng thu hồi. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn để từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế nợ quá hạn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

2.2.2.1.Tình hình nợ xấu

Theo báo cáo, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2010 là 1,71%, tại 31/12/2009 là 1,66%, cuối năm 2007 là 1,95% và cuối năm 2008 là 1,67% cho thấy tình hình quản lý nợ xấu của BIDV HCM đã được cải thiện và ổn định ở mức thấp. Chất lượng tín dụng được quản lý và duy trì ở trạng thái tốt.

B

ả ng 2.9 : Nợ quá hạn qua 3 năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 30/06/2010 Tổng dư nợ 6,584,410 6,093,670 6,864,820 6,490,522 Nợ quá hạn 154,734 123,092 129,745 128,512 Nợ xấu 128,396 101,764 113,956 110,988 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1.95% 1.67% 1.66% 1.71% Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 2.4% 2.02% 1.89% 1.98%

TÌNH HÌNH NỢ XẤU 2007-6 THÁNG ĐẦU 2010 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - Tổng dư nợ Nợ quá hạn Nợ xấu

Năm 2007Năm 2008Năm 20096 tháng đầu 2010

Bi

ể u đồ 2.4 : Tình hình nợ xấu

Qua thống kê ta thấy nợ quá hạn và nợ xấu luôn khống chế ở mức thấp. Năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 2,35% và nợ xấu là 1,95% trong tổng dư nợ vay, khống chế dưới mức 3%. Ở năm 2008, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn giảm ở mức lần lượt là 1,67% và 2,02%. Trong năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn tăng ở mức 1,89% thấp hơn năm 2008. 6 tháng đầu năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao hơn nhưng không đáng kể ở mức 1,98% và tỷ lệ nợ xấu 1,51%. Điều này thể hiện chi nhánh đã có những biện pháp thích hợp để khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thích hợp. Nhìn chung chi nhánh ln khống chế tỷ lệ nợ q hạn và nợ xấu xoay quanh dưới và ở mức 2%.

2.2.2.2. Phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Cho vay DNNN 99,954 64.6 81,364 66.1 88,486 68.2 83,533 65.0 Cho vay NQD 54,775 35.4 41,728 33.9 41,259 31.8 44,979 35.0 Tổng 154,734 100 123,092 100 129,745 100 128,512 100

Theo bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn đối với dư nợ DNNN trong tổng nợ quá hạn là 64,6% thì đến năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 66,1% và năm 2009, tỷ lệ này tiếp tục tăng 68,2%. Tỷ lệ này cao vượt mức 50% vì dư nợ cho vay DNNN tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ (khỏang 70%). Tỷ lệ nợ quá hạn đốii với DNNN tăng qua 3 năm có thể được giải thích rằng thành phần kinh tế quốc doanh từ trước đến nay được sự bảo hộ của Nhà nước nên chưa năng động và thích ứng vời thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Các doanh nghiệp quốc doanh thường chậm đổi mới công nghệ và cơ chế quản lý, mẫu mã và chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao nên khó cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác. Vì vậy nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này tăng lên là điều dễ hiểu.

Trong khi đó đối với thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh qua các năm dần giảm xuống. Chúng ta có thể theo dỏi thơng qua quảng số liệu. Thứ nhất, dư nợ cho vay NQD không cao lắm tại chi nhánh (chỉ khoảng 30%) nên tỷ lệ nợ quá hạn của bộ phận này gây ra không lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vấn đề lợi nhuận là vấn đề sống còn, buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt hiệu quả kinh doanh, bằng nhiều chính sách về quản lý và cơng nghệ hiện đại, thu hút nhân sự…Chính vì vậy các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này ngày càng làm ăn hiệu quả và nợ quá hạn ngày càng giảm.

2.2.2.3. Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ

Bảng 2.11 : Nợ xấu theo nhóm nợ Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30/06/2010

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) % 1.95% 1.67% 1.66% 1.71%

Trong đó: - Tỷ lệ nhóm 3 % 1.95% 1.67% 1.66% 1.71%

- Tỷ lệ nhóm 4 % 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

- Tỷ lệ nhóm 5 % 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

Trong tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh, tất cả đều là nợ nhóm 3, khơng có nợ nhóm 4 và nhóm 5, điều này cho thấy chi nhánh giám sát các khỏan nợ xấu rất tốt, tich cực và có nhiều biện pháp thu hồi nợ thích hợp, khơng chế nợ xấu chỉ ở nhóm 3.

Nợ quá hạn nhóm 3 tại Chi nhánh chủ yếu là do hàng tồn kho của doanh nghiệp vay vốn quá lớn nên nguồn vốn của doanh nghiệp bị kẹt trong hàng tồn kho. Các doanh nghiệp vay vốn ở nước ta nói chung và của Chi nhánh nói riêng, chủ yếu vay vốn ngân hàng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vốn tự có lại rất mỏng (mà chủ yếu lại nằm trong tài sản cố định, tính thanh khỏan rất thấp) nên khi hàng hóa khơng tiêu thụ được mà đến kỳ hạn trả nợ cho ngân hàng thì khơng có khả năng thanh tốn, tình trạng này dẫn đến nợ quá hạn. Mặt khác các doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh đa số là các doanh nghiệp Nhà nước, vay vốn với giá trị lớn, vượt xa so với số vốn tự có (thường có bảo lãnh cũa Nhà nước) nên khó có thể xoay sở được đủ lượng tiền trả nợ cho ngân hàng khi đáo hạn mà chưa hòan tất được chu kỳ sản xuất.

Nợ quá hạn do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Nguyên nhân là tình hình kinh doanh, sự biến động của thị trường ngày càng khó dự đóan, giá cả thị trường biến động mạnh, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh…gây khó khăn khơng ít cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp vay nợ nhiều, chi phí lãi cao nên gặp khó khăn, dẫn đến khơng thanh tóan được cho ngân hàng.

Việc chậm thu hồi cơng nợ phải thu của khách hàng cũng góp phần gây ra nợ quá hạn. Hiện tượng các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau thay vì phải vay ngân hàng tốn chi phí ngày càng đáng lo ngại. Các khách hàng của Chi nhánh đều có khỏan mục phải thu chiếm tỷ trọng khá cao so với tài sản lưu động, nên khi đối tác của khách hàng chậm thanh tóan, hoặc làm ăn thua lỗ thì khách hàng khơng có tiền trả nợ cho ngân hàng là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cũng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay thì nguy cơ nợ quá hạn sẽ gia tăng. Ngòai ra nợ quá hạn cũng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trong q trình cấp tín dụng như sự thiếu khách quan trong q trình cấp tín dụng, mơi trường vĩ mơ có những biến động bất lợi, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cịn hạn chế, thơng tin bất cân xứng, quá tập trung vào một số ít khách hàng lớn, khơng phân tán rủi ro…

2.2.3. Phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển TPHCM trong thời gian qua:

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan:

2.2.3.1.1. Rủi ro do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.

Một trong số các vấn đề nổi bật trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay là cạnh tranh sôi động trên nhiều lĩnh vực: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới, tập trung là các thành phố lớn và khu công nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, khi càng có nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động bằng việc thành lập và phát triển thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch. Xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh giữa ngân hàng này với ngân khác mà còn là sự cạnh tranh gay gắt khơng đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng an tồn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tâm lý sợ mất khách hàng dẫn đến các phòng giao dịch, chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp như : thực tế có một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, kết quả kinh doanh có lãi thấp hoặc lỗ, vốn lưu động ròng âm, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu....nhưng các phòng giao dịch, chi nhánh vẫn cho vay, thậm chí có phịng giao dịch buông lõng trong khâu xét duyệt cho vay như đánh giá sơ sài về hiệu quả dự án, phương án sản xuất kinh doanh, không thường xuyên giám sát vốn vay, đặc biệt là những khách hàng có trụ sở giao dịch ngồi địa bàn hoạt động và có quan hệ với nhiều ngân hàng. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Theo kết quả khảo sát, đây là nguyên nhân chủ yếu nhất trong các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng từ mơi trường kinh doanh

2.2.3.1.2 Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế toàn cầu suy giảm, chỉ số lạm phát cao,… đã ảnh hưởng đến HĐSXKD và năng lực tài chính của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ). Do giá cả nguyên liệu đầu vào, lãi suất tăng cao ở những tháng đầu năm 2008, sang đến cuối năm

thì giá cả một số mặt hàng giảm mạnh, thị trường tiêu thụ sụt giảm làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng, nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

Khủng hoảng kinh tế tồn cầu cũng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến kinh tế nước ta, đặc biệt là những ngành xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ nước ngoài thu hẹp, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU. Một vài doanh nghiệp tại Chi nhánh giảm sút doanh thu xuất khẩu, nhất là những doanh nghiệp phục vụ thị trường nước ngoài là chính.

Song song với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động khơng tích cực:

 Trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008, năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng, một phần chịu ảnh hưởng của giá cả thế giới, một phần do việc quản lý, bình ổn giá trên thị trường của Nhà nước khơng hiệu quả. Hiện tượng làm giá, nâng giá tiếp diễn, ảnh hưởng không tốt đến đời sống xã hội. Điều này, tác động lên thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào của một số ngành không ngừng leo thang như sắt thép, y tế, các ngành xi măng, hóa chất thiếu hụt nguyên liệu làm cho doanh nghiệp gặp rắc rối trong quá trình sản xuất, cân đối chi phí, giá thành và giá bán.

 Thị trường bất động sản bất ổn. Năm 2008, dấu hiệu đóng băng biểu hiện rõ rệt,

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w