3.3 .KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC CƠ QUAN NGANG BỘ (NGÂN
3.4.2. Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc NHNN
Tại Điều 2 Nghị định số 91/1997/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng quy định đối tượng của Thanh tra Ngân hàng:
o Hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động.
o Việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Với chức năng kiểm soát đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật, hai phương thức cơ bản mà Thanh tra Ngân hàng áp dụng trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Trong đó, giám sát từ xa các tổ chức tín dụng (TCTD) là việc làm thường xuyên và không thể thiếu, nhằm phân tích, đánh giá, phát hiện những vi phạm về tỷ lệ an toàn trong hoạt động, vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Từ đó kịp thời chấn chỉnh và đưa ra các cảnh báo, giúp các TCTD hoạt động đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả. Thanh tra tại chỗ là tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN trực tiếp xuống điạ bàn các NHTM để tiến hành các hoạt động theo quy định của pháp luật về ngân hàng và pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của bộ máy thanh tra thuộc NHNN Việt Nam chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra ngân hàng chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Như vậy, để thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trị đánh giá hệ thống kiểm sốt rủi ro của NHTM, cần phải thực hiện các giải pháp :
o Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với tổ chức tín dụng để có một mơi trường phù hợp trong hoạt động của tổ chức Thanh tra Ngân hàng cũng như kiểm tốn nội bộ tổ chức tín dụng.
o Về chức năng và nhiệm vụ, để đáp ứng yêu cầu mới của Thanh tra Ngân hàng bao gồm cả các khâu: cấp giấy phép, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm.
o Về nội dung hoạt động, chuyển từ chủ yếu là thanh tra tuân thủ sang chủ yếu
là giám sát và thanh tra theo rủi ro.
o Về phương thức hoạt động, vẫn bao gồm giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, nhưng giám sát phải là phương thức trọng yếu, gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa.
o Nhân sự thanh tra, nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra ngân hàng.
o Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về thanh tra ngân hàng. Nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng khi tiến hành thanh tra các NHTM.
o Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi thực hiện thanh tra ngân hàng.
o Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM. Tuy nhiên, điều này địi hỏi cơng nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thơng tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các NHTM.
3.4.3.Các vấn đề liên quan đến thông tin tín dụng:
Chính Phủ và NHNN cần quan tâm đến việc nâng cấp và phát triển Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trở thành trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia:
- Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nên xây dựng phần mềm đa năng ứng dụng thống nhất cho các ngân hàng, chun mơn hóa kỹ thuật ứng dụng cơng nghệ tin học trong cơng tác phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, cập nhật lưu trữ thông tin khách hàng, đảm bảo tính chính xác, rút ngắn thời gian. Phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài đối với những ngân hàng không chuyển số liệu về Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) theo quy định.
- Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng cơng nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các cơng đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, đẩy mạnh việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các ngân hàng và phục vụ cho hoạt động giám sát của NHNN. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
- Để tạo tiền đề cho những bước phát triển mới trong hoạt động nghiệp vụ, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng, Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cần thực hiện nghiên cứu đề án: thay đổi mở rộng việc phân ngành kinh tế, mở rộng hơn các đối tượng được sử dụng thơng tin phân tích, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, bổ sung và lượng hóa một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, các chỉ tiêu về dư nợ.
Bên cạnh đó, Chính Phủ cần nghiên cứu cho phép thành lập các trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính ở Việt Nam. Đây là một lĩnh vực khá mới, cần có sự hỗ trợ của Chính Phủ trong giai đoạn đầu thực hiện. Để có được một trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân hoạt động hiệu quả, cần:
- Xây dựng một khn khổ pháp lý phù hợp.
- Có sự cam kết tham gia của đối tác liên quan, đặc biệt các tổ chức tài chính lớn. - Có sự hợp tác giữa khu vực cơng-tư và sự hiểu biết của tồn xã hội.
- Tham khảo chuyên môn và kinh nghiệm quốc tế.
Ngoài ra, NHNN cũng cần ban hành các quy định cụ thể và chế tài đối với các NHTM trong việc bắt buộc các NHTM phải khai thác, sử dụng thông tin như là điều kiện cần phải có trong quy trình cấp tín dụng và cung cấp thơng tin về cho Trung tâm thơng tín dụng (CIC) chính xác và kịp thời. Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm thơng tin tín dụng phối hợp đơn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thơng tin của các NHTM, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thơng tin tín dụng.
Chính Phủ cần khuyến khích thành lập các hiệp hội ngành nghề để tạo ra sự gắn kết trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngồi - trong đó có bên Cung ứng vốn là ngân hàng. Các hiệp hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư, dự báo phát triển ngành, tiếp cận thị trường mới, đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp trong ngành,Để hoạt động có hiệu quả, các hiệp hội nên hoạt động độc lập về mặt chính trị với mục tiêu là phục vụ cho sự phát triển đi lên của ngành.
NHNN và Hiệp hội ngân hàng cần có những định hướng cụ thể trong việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chung cho cả hệ thống ngân hàng. Vì nếu hoạt động xếp hạng tín dụng nội bộ khơng tạo được tiếng nói chung trong tồn hệ thống sẽ dẫn đến những khó khăn trong tương lai tương tự như việc độc lập thiết lập các hệ thống thanh toán thẻ ATM của từng ngân hàng. Các NHTM, ngành ngân hàng cần sớm nhận thấy khó khăn tiềm ẩn khi độc lập phát triển các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mình. Hay nói cách khác, mặc dù là "nội bộ", thơng tin xếp hạng tín dụng nội bộ của một NHTM phải có thể "so sánh được" (tương thích) với thơng tin xếp hạng của các NHTM
khác. Muốn vậy, các NHTM cần phải sử dụng những phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá được thừa nhận rộng rãi trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Cơng bố cơng khai các phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí sử dụng để đánh giá, xếp hạng, trong đó phải nêu rõ các hạng mức đánh giá tự thiết lập tương đương mức độ nào với những hạn mức đánh giá đã được thừa nhận rộng rãi (của các NHTM khác hoặc của những tổ chức đánh giá độc lập, kể cả trong và ngồi nước). Do đó, có thể nói vai trị "nhạc trưởng" của NHNN, Hiệp hội ngân hàng là rất quan trọng trong việc tổ chức các hội thảo chuyên đề, giới thiệu phương pháp, kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, xếp hạng tín dụng của các NHTM hay tổ chức đánh giá độc lập có uy tín trên thế giới để các NHTM áp dụng.
3.4.4.Các vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm:
Chính Phủ cần xây dựng Luật về bảo đảm tiền vay, bảo đảm quyền của các TCTD với thu nhập và TSBĐ của khách hàng vay vốn một cách chặt chẽ tính thống nhất và hợp lý với những văn bản có liên quan. Cụ thể: như đã phân hành án, việc cơ quan thi hành án qua hai lần bán đấu giá khơng thành thì giao lại cho người được thi hành án (ngân hàng) theo giá đã giảm để thi hành án là điều khơng hợp lý, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng. Mặt khác, cũng chưa đúng với hướng dẫn xử lý TSBĐ của Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT, do vậy, đứng trên góc độ ngân hàng (người được thi hành án) đề nghị Chính Phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cùng các cơ quan cấp Bộ có liên quan xem xét để sửa đổi điều 48 của Pháp Lệnh thi hành án như sau: "Nếu sau hai lần giảm giá mà tài sản vẫn khơng bán được thì người được thi hành án có quyền nhận lại tài sản để xử lý bán công khai theo quy định của pháp luật. Nếu giá trị tài sản thực tế bán được lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm thì người được thi hành án phải có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch đó cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Trong trường hợp ngược lại, nếu giá trị tài sản thực tế bán được thấp hơn nghĩa vụ bảo đảm thì khách hàng vay phải có trách nhiệm với phần nợ vay còn thiếu". Với hướng giải quyết này sẽ tạo điều kiện cho NHTM xử lý TSBĐ, thu hồi vốn vay cho ngân hàng được thuận tiện, nhanh chóng và đúng chế độ quy định về xử lý TSBĐ.
Nhanh chóng hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động thẩm định giá, tạo điều kiện dễ dàng hơn để thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá. Do vai trị của cơng tác thẩm định giá đối với hoạt động của các ngân hàng ngày càng quan trọng nên việc thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá là cần thiết trong thời gian sắp tới. Doanh
nghiệp thẩm định giá với khả năng chun mơn sâu và rộng của mình sẽ thay cho các ngân hàng chịu trách nhiệm về việc thẩm định giá trị các tài sản thế chấp, cầm cố, các dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp,...một cách chính xác, trung thực, hợp pháp,...nhằm giải quyết tồn bộ những khó khăn mà các ngân hàng đang gặp phải.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như các NHTM khác đang đứng trước các thách thức về cạnh tranh và hội nhập quốc tế, càng đòi hỏi khắc khe hơn các tiêu chuẩn về sự an tồn, lành mạnh về tài chính, về năng lực điều hành và quản trị rủi ro. Do đó việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong ngân hàng đối với các nghiệp vụ nói chung và đối với nghiệp vụ tín dụng nói riêng là một yêu cầu bức thiết và quan trọng, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình hoạt động và phát triển của một ngân hàng thương mại.
Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV HCMC trình bày trong Chương 2 cùng với việc phân tích những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, chương 3 tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phịng tổn thất trong từng cơng đoạn và q trình cấp tín dụng.
Phần một, giải pháp về phía BIDV HCMC, với yêu cầu xây dựng chính sách khách hàng, chiến lược khách hàng nhằm sàng lọc khách hàng hiệu quả, thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ cơng tác thẩm định theo đúng quy trình, tạo lập và hòan thiện hệ thống thơng tin phục vụ phân tích tín dụng, kiểm sốt kết quả định giá tài sản đảm bảo, xác minh tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng quản trị điều hành, nâng cao năng lực CBTD.
Phần hai, giải pháp về phía Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với yêu cầu xây dụng chính sách khách hàng hợp lý, nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách tài sản đảm bảo khoản vay,...
Phần ba, đưa ra những giải pháp, kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mơ là Chính Phủ & Ngân hàng Nhà nước về vấn đề hồn thiện mơi trường luật pháp cho hoạt động tín dụng nói chung và cho phát triển ngân hàng nói riêng theo thơng lệ quốc tế. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Ngân hàng Nhà nước và Chính Phủ nhằm nâng cao vai trị và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hồn thiện mơi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.
Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là kiểm sốt có hiệu quả rủi ro tín dụng tại BIDV HCMC, góp phần vào sự phát triển bền vững của BIDV HCMC nói riêng và của BIDV nói chung trong giai đoạn hội nhập.
Trang 14
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng, nhận dạng nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cụ thể để kiểm sóat, phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của BIDV HCMC trong tiến trình hội nhập, luận văn đã thực hiện được những nội dung:
Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng; khái niệm và các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, các khuyến nghị của Ủy Ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng và dẫn ra kinh nghiệm phịng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM Singapore để các NHTM nói chung và BIDV HCMC nói riêng rút ra bài học riêng cho mình về kiểm sốt rủi ro tín dụng
Hai là, luận văn giới thiệu khái quát về BIDV HCMC, đánh giá chung về vị thế
cạnh tranh của BIDV HCMC. Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nói chung của BIDV HCMC và đi sâu phân tích rủi ro tín dụng cùng những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của BIDV HCMC trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của
BIDV HCMC, luận văn đưa ra giải pháp và những kiến nghị để góp phần phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV HCMC trong tình hình mới.
Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình nhanh, vững chắc.