Nguyên tắc thiết kế dự án học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 55)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề“Bảo vệ môi trường” bằng DHDA

2.2.1. Nguyên tắc thiết kế dự án học tập

Căn cứ vào đặc điểm của phương pháp DHDA, căn cứ mục tiêu của chủ đề “Bảo vệ môi trường” cũng như việc đáp ứng thờilượng chương trình và thời gian tổ chức thực hiện, sự phù hợp của DHDA với đối tượng giảng dạy. Chúng tôi đề ra một số nguyên tắc thiết kế các DAHT cho chủ đề này, bao gồm một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Đảm bảo thời gian thực hiện dự án

Thời gian để thực hiện mỗi DAHT có thể thực hiện trong một giờ lên lớp hoặc ngoài lớp hay trong các hoạt động ngoại khóa.

Thời gian thực hiện DAHT không cố định, tùy từng dự án lớn, nhỏ hay trung bình mà phân loại thời gian cho phù hợp.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo mục tiêu học tập gắn với chuẩn kiến thức, kĩ năng

Các DAHT khi thiết kế phải gắn với chuẩn mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của bài học, dùng kiến thức của bài học để giải quyết các dự án.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Các DAHT phải được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, gắn lí thuyết trường học với lí thuyết thực tế, người học phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức để tự tìm ra cách giải quyết trước những tình huống trong thực tế cuộc sống qua đó hình thành và phát triển các kĩ năng cũng như NL cần thiết, nhất là NL vận dụng kiến thức, KN đã học để BVMT.

Nguyên tắc 3: Phát huy tính tự lực cao của người học

Trong quá trình vận dụng phương pháp DHDA, HS phải là trung tâm của quá trình thực hiện DA còn GV chỉ là người hướng dẫn, định hướng khi cần.

Người học được tự lựa chọn DAHT phù hợp với sở thích năng lực, được tự đặt ra vấn đề cần tìm hiểu nghiên cứu qua đó người học sẽ hồn tồn chủ động tích cực, tự lực trong việc: lên kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập phân tích và xử lí thơng tin, báo cáo sản phẩm, đánh giá sản phẩm để giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó sẽ phát triển NL và kiến thức chuyên sâu cần thiết cho người học.

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các đặc điểm của dạy học dự án

Khi thiết kế các DAHT phải tuân thủ các đặc điểm của DHDA: định hướng hứng thú người học, định hướng cộng tác làm việc, định hướng thực tiễn, tính tự lực cao, định hướng sản phẩm và định hướng hoạt động.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính khách quan, thường xuyên và liên tục trong quá trình đánh giá

Quá trình đánh giáphải diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt thời gian thực hiện DA nhằm nắm bắt được tiến độ, chất lượng nội dung công việc, những thắc mắc cần giải đáp của HS trong q trình thực hiện DA để có kế hoạch giúp đỡ, điều chỉnh kịp thời.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo tính khả thi

Khi thiết kế mỗi DAHT phải nêu rõ mục tiêu, nội dung của DA, phải dự tính được thời gian cũng như thời điểm thực hiện để không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các mơn học khác thì mới đảm bảo được tính khả thi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn yêu cầu cần đạt của sản phẩm, nhiệm vụ phân công nhiệm vụ cần cụ thể và phù hợp với sở trường của người học, qua đó sẽ giúp các nhóm học sinh hình dung được các cơng việc phải làm và tiến hành thực hiện DAHT đảm bảo kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 53 - 55)