Sơ đồ đặc điểm của một dự án học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 33)

* Phương pháp dạy học dự án

Khái niệm DHDA từ lĩnh vực kinh tế đi vào lĩnh vực Giáo dục không chỉ Đặc điểm của DAHT Mục tiêu - Tạo ra sản phẩm cụ thể

- HS chủ động lĩnh hội kiến thức môn học

- Chú trọng phát triển kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch, tổ chức, thực hành…

- Phát triển năng lực: đánh giá, cộng tác làm việc, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn.

Nội dung

- Hướng tới giải quyết một nhiệm vụ mang tính thực tiễn, gắn nội dung bài học với thực tế

- Kiến thức được cập nhật từ nhiều nguồn tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, mạng internet…

Phương pháp

- Đóng vai, tuyên truyền, điều tra, thu thập, xử lí số liệu…

- HS tự đánh giá, GV đánh giá HS, đánh giá nhóm Hình thức tổ chức - Trên lớp - Ngồi trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một phương pháp hay hình thức dạy học. Hiện nay, các tác giả đưa ra rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về DHDA, điển hình như:

Theo Bern Meier - Nguyễn Văn Cường [7] cho rằng “DHDA là phương pháp dạy học phức hợp, người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu được, làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA”.

Theo dự án Việt - Bỉ [8] thì “DHDA là một chuỗi các hoạt động dựa trên động cơ bên trong của học sinh nhằm khám phá và phát hiện một phần của thực tế thông qua các chuỗi hoạt động thực tế: thực hiện nghiên cứu, khám phá các ý tưởng theo sở thích, tìm hiểu và xây dựng kiến thức, học liên mơn, giải quyết các vấn đề, cộng tác với các thành viên trong nhóm, giao tiếp, phát triển các kĩ năng, thái độ và sự đam mê”.

Tác giả Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo [6] khẳng định “DHDA là một phương pháp dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ được thực hiện với tính tự lực cao của người học trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, kết quả của dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu”.

Tác giả Nguyễn Văn Cường cho rằng “Dạy học Project hay DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được [5]. Tác giả đã chỉ ra đặc điểm của DHDA là các nhiệm vụ học tập phải gắn với thực tiễn, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, phát huy tính độc lập, tự chủ của người học.

Tóm lại có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp DHDA, có tác giả cho rằng DHDA là mơ hình, tác giả khác cho rằng DHDA là hình thức dạy học hay là một PPDH đều đúng vì khi thực hiện một dự án sẽ có nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn PPDH cụ thể được sử dụng để giúp người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra sản phẩm. Do đó DHDA là một sự phức hợp nhiều phương pháp và đây chính là một PPDH tích cực.

Dù có nhiều quan điểm khác nhau đi chăng nữa nhưng tựu chung lại thì DHDA là một hình thức dạy học tích cực, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả dựa trên sự phối hợp giữa các thao tác tư duy và hành động nhằm tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, người học sẽ được trải nghiệm và phát triển các NL cá nhân như NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL làm việc nhóm, NL tự nghiên cứu, NL đánh giá, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề và nhất là NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào việc BVMT.

*Mục tiêu của dạy học dự án

DHDA nhằm nâng cao nhận thức, ý thức thái độ dẫn đến thay đổi hành vi đồng thời hình thành và phát triển NL cho người học nhất là NL vận dụng kiến thức, kĩ năng năng đã học vào việc BVMT. Vì vậy, dạy học dự án phải đảm bảo những mục tiêu sau:

Tạo cơ hội cho HS có động cơ học tập thật sự: DHDA mang lại cơ hội học

tập cho HS ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra các sản phẩm DA mang tính thực tiễn. HS khơng bị gị bó về khơng gian và thời gian, thực hiện nhiệm vụ tùy theo NL của bản thân vì thế sẽ kích thích hứng thú học tập, say mê tìm tịi nghiên cứu các vấn đề đã đặt ra.

Giúp HS có được nền tảng kiến thức cơ bản phù hợp với thực tiễn: HS được

học các nội dung theo chủ đề mà chủ đề trong DA là sự kết nối tri thức bài với sự kiện có thực trong đời sống phù hợp với nhận thức của HS.

Phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả: chủ đề của

một DAHT được xây dựng dựa trên vấn đề có thực trong thực tế, đưa ra những thách thức và trở ngại cho HS. HS phải tự đặt mình vào tính huống có vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và tham gia giải quyết vấn đề đó, từ đóHS sẽ được rèn luyện phát triển các KN, nâng cao nhận thức, phát triển NL, hướng tới thay đổi hành vi và thái độ.

Phối hợp hiệu quả với những người khác: HS chủ động thực hiện các hoạt

động học tập để chiếm lĩnh tri thức do đó HS phải biết kết nối, trao đổi thông tin với những bên có liên quan nhằm đem lại hiệu quả cao trong q trình thực hiện nhiệm vụ, giúp HS hịa nhập với thực tiễn đời sống.

* Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án

Trong DHDA, tính chất của các hoạt động giáo dục có sự thay đổi, do đó vai trị của GV và HS trong DHDA cũng có sự khác biệt so với những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác.

- Vai trò của GV trong DHDA: Tạo cơ hội cho người học được học tập, định hướng, tư vấn, trợ giúp và đôi khi là người cùng học với HS chứ không phải là người “cầm tay chỉ việc” cho HS. Tạo môi trường học tập để thúc đẩy sự hợp tác giữa HS với HS, giữa HS với GV và giữa HS với xã hội.

- Vai trò của HS trong DHDA: Tham gia lựa chọn DAHT phù hợp với NL và sở trường.Làm việc cá nhân hoặc nhóm để giải quyết những nội dung học tập phức hợp. Hệ thống kiến thức và tạo ra các sản phẩm học tập nhằm đáp ứng các yêu cầu đã đề ra sao cho sản phẩm có tính thẩm mỹ, khoa học và kinh tế.

* Ưu điểm và hạn chế của dạy học dự án

DHDA có rất nhiều ưu điểm đối với GV và HS, trong tài liệu “Dạy và học tích cực” của dự án Việt Bỉ [8, tr. 150] khẳng định DHDA có một số ưu điểm sau:

- Gắn lí thuyết với thực tiễn. - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.

- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học. - Phát huy tính tích tự lực, tính trách nhiệm cao, sáng tạo.

- Phát triển NL giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích hợp. - Phát triển NL cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp, phát triển NL đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Mặc dù DHDA có rất nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh những ưu điểm thì DHDA cũng có những hạn chế và thách thức nhất định:

- DHDA địi hỏi HS phải có thời gian nghiên cứu và hoàn thành các DAHT. - Dạy học dự án đòi hỏi phương tiện vật chất phù hợp để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.

- GV phải có trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, tích cực, u nghề.

* Quy trình dạy học dự án

Có rất nhiều tài liệu viết khác nhau về DHDA nhưng nhìn chung đều thể hiện được đầy đủ các bước của DHDA.

Tác giả Phan Đồng Châu Thủy đề xuất quy trình tổ chức DHDA gồm 03 giai đoạn là: thiết kế dự án (xây dựng dự án và lập kế hoạch thực hiện), thực hiện dự án và trình bày kết quả và đánh giá [13].Năm 2005, Frey K đề xuất quy trình tổ chức DHDA gồm 05 giai đoạn: đề xuất dự án, thảo luận về dự án, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kết thúc dự án. Theo Frey K thì giai đoạn xây dựng ý tưởng dự án nên tách riêng thành 02 giai đoạn là: đề xuất dự án và thảo luận về dự án [20]. Tác giả Nguyễn Văn Cường [5] cũng chia thành 5 giai đoạn, đó là: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thực hiện dự án, trình bày sản phẩm, đánh giá dự án trong DHDA nhưng tác giả lại chú trọng nhiều đến việc đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi thực hiện xong DA. Theo tài liệu “Dạy và học tích cực, một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học”[8], quy trình DHDA được chia làm 6 bước:

lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, trình bày kết quả, đánh giá kết quả.

Theo tài liệu “Dạy và học tích cực” của dự án Việt Bỉ, quy trình dạy học dự án được chia thành 6 bước. Để thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, 6 bước sẽ được gói gọn là thành 3 bước chính [8, tr. 129-140], cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 33)