Sơ đồ quytrình dạy học bằng phương pháp DHDA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 36)

Bước 1: Lập kế hoạch

Giáo viên cùng học sinh thảo luận hoặc HS tự đề xuất ý tưởng để xác định các chủ đề của dự án. Các chủ đề lựa chọn thường khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan đến bài học nên sẽ chứa đựng một vấn đề hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, đặc biệt nên gắn liền với thực tiễn cuộc sống và được học sinh quan tâm. Những học sinh có sở thích và nguyện vọng giống nhau sẽ tạo thành một nhóm để cùng thực hiện một dự án.

Học sinh động não suy nghĩ về các yếu tố cần giải quyết trong chủ đề, phân công và thống nhất nhiệm vụ, tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án.

Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án, xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến dự án.

Sau khi lập được kế hoạch thì các nhóm sẽ cử đại diện trình bày, GV và các nhóm khác nhận xét bổ sung, chỉnh sửa hồn thiện kế hoạch.

Bước 2: Thực hiện dự án

Các nhóm HS dựa vào nhiệm vụ đã được phân công để tiến hành thu thập

Bước 1: Lập kế hoạch

+ Lựa chọn chủ đề + Xây dựng tiểu chủ đề + Lập kế hoạch

Bước 2: Thực hiện dự án

+ Thu thập thông tin + Xử lý thông tin + Tổng hợp thông tin

Bước 3: Tổng hợp kết quả

+ Xây dựng sản phẩm

+ Trình bày báo cáo sản phẩm + Đánh giá kết quả dự án

Quy trình DHDA

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thông tin theo nhiều cách khác nhau như khảo sát thực tế, phỏng vấn, tìm nguồn thơng tin từ sách báo, tranh ảnh, internet... và trong quá trình thu thập thông tin nên kết hợp sử dụng các phương tiện hỗ trợ như phiếu phỏng vấn, máy ghi âm, máy ảnh…sẽ giúp hiệu quả công việc cao hơn.

Giáo viên hỗ trợ học sinh khai thác sâu các yếu tố liên quan đến dự án, cung cấp sổ theo dõi DA để HS khi tiến hành thu thập thơng tin sẽ ghi lại q trình thực hiện các nhiệm vụ qua đó GV sẽ theo dõi kiểm tra được tiến độ thực hiện dự án nhằm có kế hoạch đôn đốc, nhắc nhở và điều chỉnh cả về chất lượng nội dung và thời gian thực hiện.

Các thành viên trong nhóm cần thường xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, phân tích và xử lí các dữ liệu thu thập được nếu cần thì xin ý kiến của GV để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.

Các dữ liệu thô cần được tổng hợp lại, chỉ đưa vào báo cáo các kết luận có liên quan và đã được phân tích, chỉ liệt kê các ý chính.

Bước 3: Tổng hợp kết quả

Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng gọi là sản phẩm của dự án.

Đại diện nhóm sẽ lên báo cáo sản phẩm DAHT của nhóm, khi báo cáo sản phẩm DAHT thường bao gồm: tên dự án, lí do nghiên cứu, mục tiêu của dự án, các hoạt động tìm hiểu, dữ liệu và bàn luận, kết luận, bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án.

Khi báo cáo sản phẩm, học sinh có thể trình bày báo cáo sản phẩm ở nhiều dạng khác nhau: báo cáo bằng văn bản, bài báo, bài thuyết trình, góc trưng bày trong lớp, biểu diễn dưới dạng (đóng kịch, hát, múa, thơ…), trưng bày triển lãm (tranh ảnh, tranh vẽ, báo tường), tờ rơi, phim, mơ hình…và sản phẩm của dự án có thể trình bày trong lớp, giới thiệu trước tồn trường hay ngoài xã hội.

Sử dụng các hình thức đánh giá như các nhóm tự đánh giá, các nhóm đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá để đánh giá sản phẩm của các DAHT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kế hoạch đánh giá dự án phải đảm bảo: sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, khuyến khích người học tham gia trong quá trình đánh giá.

* Đánh giá trong dạy học dự án

Sau khi trình bày dự án, các nhóm sẽ tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá và nhìn lại quá trình thực hiện dự án. Trong đánh giá cần tiến hành đánh giá sản phẩm của các DAHT, đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, các kĩ năng cũng như năng lực hình thành ở người học thông qua DHDA. Theo các tài liệu viết về DHDA của các tác giả Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường [7] hay theo dự án Việt - Bỉ [8], để đáp ứng được các vấn đề trong đánh giá phù hợp với DHDA thì đánh giá quá trình là hình thức đánh giá rất cần thiết nhằm khẳng định được những tác động tích cực của DHDA. Trong đề tài luận văn của mình, tơi cũng vận dụng phương thức đánh giá này, cụ thể:

Đánh giá quá trình: được tiến hành trong quá trình dạy học nhằm thu thập

thông tin phản hồi kết quả học tập của HS về một nội dung nào đó, dùng làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động dạy học có hiệu quả hơn.

Đánh giá quá trình trong DHDA: Là đánh giá các giai đoạn hoạt động của

HS để triển khai DHDA. Trong mỗi giai đoạn hay trong mỗi hoạt động, ngồi việc đánh giá thái độ của HS thì cần đánh giá cả sản phẩm DAHT. Khi đánh giá dự án, nên sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: đánh giá của GV đối với HS, HS tự đánh giá, nhóm đánh giá.

Có thể tiến hành đánh giá DAHT theo các giai đoạn sau:

Đánh giá việc hình thành DAHT: đánh giá khả năng lựa chọn chủ đề, xác

định các công việc cần thực hiện trong DAHT, những sản phẩm chính cần đạt được sau khi hoàn thành DA, dự kiến thời gian thực hiện.

Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện DAHT: đánh giá khả năng dự

kiến các công việc, khả năng dự kiến các nội dung cần nghiên cứu, phân cơng cơng việc cho từng thành viên trong nhóm, dự kiến thời gian hoàn thành,khả năng xác định các sản phẩm cần đạt trong mỗi giai đoạn và mỗi nội dung công việc đối với mỗi cá nhân trong nhóm có phù hợp hay khơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đánh giá việc thực hiện DAHT: đánh giá chất lượng sản phẩm của DAHT,

đánh giá tiến độ thực hiện công việc (tiến độ thực hiện nội dung phần việc của từng thành viên trong nhóm, tiến độ thực hiện của từng nhóm so với kế hoạch đã đề ra), đánh giá thái độ và hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong việc cộng tác với các thành viên trong nhóm; cần chú ý đánh giá mức độ hỗ trợ của GV cũng như mức độ tự đề xuất ý kiến, ý tưởng của HS trong mỗi công việc.

- Đánh giá việc lập kế hoạch, tiến độ thực hiện, sản phẩm DA của từng nhóm HS và mức độ đánh giá được thể hiện ở hình 1.3 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học dự án chủ đề bảo về môi trường cho học sinh trường THCS bắc kạn của tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 36)