Tình hình bồithường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2014 2018 (Trang 34 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.3.2. Tình hình bồithường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam

1.3.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất qua các

thời kỳ ở Việt Nam

* Trước khi có Luật Đất đai năm 1993:

Kể từ sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân và ban hành Hiến pháp năm 1959 thì Nghị định số 151/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1959 của Hội đồng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất trong đó có quy định về bồi thường thiệt hại về đất. Để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 151/TTg, Liên bộ Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Nội vụ đã ban hành Thông tư liên bộ số 1424/TT-LB ngày 06 tháng 7 năm 1959 đã quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước trưng dụng ruộng đất như sau:

+ Đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho cơng trình xây dựng đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất.

+ Chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, không được trưng dụng thừa, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; tận dụng những đất hoang để không phải trưng dụng hoặc chỉ trưng dụng ít ruộng đất của nhân dân.

+ Tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sĩ, nhà thờ, chùa. - Về nguyên tắc bồi thường:

+ Bồi thường bằng đất (là cách tốt nhất và là chủ yếu): Vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhường ruộng đất cho người có đất bị thu hồi.

+ Bằng tiền: Giá bồi thường căn cứ vào sản lượng đã dùng để tính thuế nơng nghiệp và tình hình thực tế tại địa phương (đời sống của nhân dân cao hay thấp, ruộng ít hay nhiều, tốt hay xấu) để bồi thường cho thích đáng. Giá bồi thường tương ứng bằng 1- 4 năm sản lượng thường niên.

+ Chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp.

Ngày 11 tháng 01 năm 1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai và cây cối lâu năm, hoa màu cho nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng thành phố trên nguyên tắc: "Phải đảm bảo thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của Hợp tác xã và của nhân dân".

Hiến pháp năm 1980 quy định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất, quản lý. Điều 19 Hiến pháp 1980 quy định: “Đất đai, rừng núi, sơng hồ, hầm mỏ, tài ngun thiên nhiên trong lịng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân”. Ngày 01 tháng 07 năm 1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 201/CP về việc "Khơng được phát canh, thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào, khơng được dùng để thu những khoản lợi không do thu nhập mà có, trừ trường hợp do Nhà nước quy định". Trong thời kỳ này, những quan hệ đất đai chỉ đơn thuần là quan hệ “Giao - thu” giữa Nhà nước và người sử dụng (Phạm Phương Nam, 2014).

Luật Đất đai năm 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48): "Bồi thườngthiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hồn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật ".

Sau khi Luật Đất đai năm 1988 được ban hành, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 186/HĐ-BT ngày 31 tháng 5 năm 1990 quy định về việc bồi thường đất nơng nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác: Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nơng nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thường tài sản trên đất.

* Thời kỳ 1993-2003:

Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật Đất đai năm 1988. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Tại Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì người thu hồi đất được bồi thường thiệt hại”.

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá các điều luật cụ thể:

- Nghị định 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích cơng cộng.

- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ quy định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng, lợi ích Quốc gia, lợi ích cơng cộng thay thế Nghị định số 90/CP. Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 quy định chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơn Nghị định 90/CP về thu hồi đất và phạm vi được bồi thường cho người bị thu hồi đất. Giá đất để tính bồi thường được tính trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân

với hệ số K. Ngồi ra, Nghị định số 22/NĐ-CP quy định thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về việc lập khu TĐC cho các hộ phải di chuyển.

- Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 quy định phương pháp hệ số K để định giá đất bồi thường, lập lại phương án bồi thường và bổ sung thêm một số nội dung như: Điều kiện bồi thường về đất, nhà, cơng trình kiến trúc, bồi thường cho người thuê nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, bồi thường cho doanh nghiệp (DN), đơn vị hành chính sự nghiệp... Điểm cần lưu ý trong Thông tư này là giao trách nhiệm cho chủ đầu tư là thành viên của Hội đồng GPMB xem xét, thẩm định. Trên cơ sở đó trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định để UBND cấp huyện phê duyệt.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng.

* Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003:

Luật Đất đai 2003 bao gồm 7 chương 146 điều trong đó có 7 điều (từ Điều 38 đến Điều 44) quy định về cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mới trong đó có vấn đề BT,HT&TĐC như: Nhà nước hạn chế thu hồi đất mà khuyến khích các nhà đầu tư tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng QSDĐ để xin chuyển mục đích sử dụng đất, giảm áp lực cho chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai. Nhà nước chỉ thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và phát triển kinh tế.

Sau khi Luật Đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, cụ thể:

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003.

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, có 7 chương 51 điều.

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP có 7 điều: trong đó, điều 4 của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 197/NĐ-CP có liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, có 68 điều trong đó có 16 điều (điều 33 đến điều 48) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị đinh 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP liên quan đến cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, có 41 điều trong đó có 14 điều sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2006/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

* Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2013:

Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa VIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều trong đó có 14 điều (từ Điều 74 đến Điều 87) quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, BT,HT&TĐC đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất và những trường hợp thu hồi đất mà khơng đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo dư luận xấu trong xã hội.

Về thu hồi đất, BT,HT&TĐC, luật quy định: "Nhà nước chỉ thu hồi đất với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được HĐND cấp tỉnh xem xét qua chủ trương thu hồi đất".

Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định chế tài mạnh để xử lý các trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm sử dụng;

Quy định đầy đủ, rõ ràng về trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi; quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thơng tư cụ thể hố các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, cụ thể:

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về giá đất.

- Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về quy định về khung giá đất.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về BT, HT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

1.3.2.3. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu

* Các văn bản pháp quy của tỉnh Lai Châu:

Công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện; UBND tỉnh đã ban hành các văn bản:

- Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quy định trình tự thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quy định Hạn mức giao đất, hạn mức cơng nhận đất ở; kích thước, diện tích đất tối thiểu được tách thửa; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND, Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND; bãi bỏ một số điều Quy định kèm theo Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND, Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND; bãi bỏ Quyết định 30/2013QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu;

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu về việc Quy định bảng giá đất của các huyện, thành phố trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2014 2018 (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)