Thu nhập bình quân củangười dân trước và sau thuhồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2014 2018 (Trang 72 - 87)

tại 03 dự án nghiên cứu

Đơn vị: Nghìn đồng

Nội dung phỏng vấn 03 dựa án nghiên cứu

Trước Sau

Thu nhập bình quân của hộ/năm 52.200.000 66.600.000 Thu nhập bình quân đầu người /năm 17.400.000 22.200.000 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 1.450.000 1.850.000

(Nguồn: Thu thập điều tra)

bình quân của các hộ gia đình trước khi dự án thực hiện và sau khi thu hồi đất thì thu nhập có tăng lên, tuy nhiên thu nhập bình qn của các hộ gia đình tăng lên do có sự tác động tích cực từ việc nhận tiền bồi thường hỗ trợ và tái định cư của các dự án, một phần do có sự phát triển kinh tế được nhà nước đầu tư từ các chương trình dự án trên địa bàn huyện. Như vậy thu nhập của người dân đã có sự chuyển biến tích cực phản ánh được chính sách hỗ trợ của nhà nước từ việc chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi ngành nghề sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất từ 03 dự án.

Qua đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất phụ vụ các dự án có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống cơ sở hạ tầng đã từng bước được cải thiện theo xu hướng phát triển tích cực. Tỷ lệ người dân đánh giá tốt hơn đạt 92,2%, 7,78% các hộ gia đình được hỏi đánh giá cơ sở hạ tầng không được cải thiện.

Bảng 3.14: Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi thu hồi đất

Stt Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Theo dự án nghiên cứu

Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Tỷ lệ %

Tổng số Hộ

1 Cơ sở hạ tầng tốt hơn Hộ 25 28 30 92,22 2 Cơ sở hạ tầng không đổi Hộ 5 2 0 7,78 3 Cơ sở hạ tầng kém đi Hộ 0 0 0 0

(Nguồn: Thu thập điều tra)

3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.4.1. Thuận lợi

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng để Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dựa án trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cơ bản được các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện ủng hộ vì mục tiêu đảm bảo An ninh - Quốc phòng, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của huyện Phong Thổ.

lớn nên phạm vi ảnh hưởng không rộng.

Cơ quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Phong Thổ được thành lập theo quy định của Luật đất đai năm 2013, tổ chức bộ máy đã từng bước được hoàn thiện, kiện toàn đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao.

Chính sách pháp luật về đất đai nhất là các văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư ngày một hoàn thiện, từng bước khắc phục những bất cập trong công tác thu hồi đất.

3.4.2. Khó khăn, tồn tại

- Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới, đa số người dân là người địa phương có trình độ văn hóa thấp, việc hiểu biết về pháp luật đất đai cịn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

- Việc ban hành đơn giá Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất cơ bản chưa đáp ứng được nguyện vọng của người có đất bị thu hồi, trong cơng cơng GPMB cịn gặp nhiều khó khăn.

- Chính sách hỗ trợ về chuyển đổi nghề nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo được việc người dân mất đất sản xuất có thể chuyển đổi nghề nghiệp để ổn định được cuộc sống do nhiều ngành nghề đào tạo chưa phát huy được hiệu quả

- Chính sách đền bù bằng hình thức đất đổi đất (đất sản xuất nông nghiệp) cơ bản không thực hiện được do thiếu quỹ đất.

- Chính sách về việc TĐC còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với điều kiện thực tế về phong tục tập quán sinh hoạt của người dân tại địa phương.

3.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phong Thổ hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

3.4.3.1. Về cơ chế chính sách

- Tiếp tục sửa đổi, hồn thiện chính sách pháp luật Đất đai, ban hành các thủ tục hành chính về việc thu hồi đất, BTHT&TĐC trong thực hiện các dự án phục vụ lợi ích cơng cộng, lợi Quốc gia, Quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu ngày càng tinh gọn, sát với điều kiện thực tế.

- Đề nghị Nhà nước ban hành các quy định chính sách BTHT&TĐC cụ thể hơn nhằm đưa đơn giá BTHT&TĐC sát với giá thị trường, cân bằng giữa lợi ích của người dân và Nhà nước nhất là quy định về đền bằng đất sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực của việc thực hiện các dự án đến đời sống của nhân dân trong vùng dự án.

- Về chính sách hỗ trợ cần có những bước tiến đột phá, hỗ trợ để đem đến những thay đổi chứ không phải là đưa tiền cho người dân như vậy sẽ khơng có những thay đổi căn cơ mà những người bị ảnh hưởng do thu hồi đất chịu tác động. Do đó quy định cụ thể việc lấy quỹ đất đền bù bằng đất phải được thực hiện như thế nào, lấy từ quỹ đất nào để thực hiện được...

3.4.3.2. Về quy trình thủ tục thực hiện

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về trình tự thủ tục trong cơng tác thu hồi đất, đảm bảo việc thực hiện các quy trình trong trong công tác Bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư các dự án phải được tham vấn cộng đồng, đánh gía đầy đủ những tác động tiêu cực của việc thu hồi đất, việc thực hiện các dự án tác động đến cuộc sống của người dân, môi trường sinh thái...

- Nâng cao nhận thức của người sử dụng đất về cơng tác giải phóng mặt bằng. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc thu hồi đất để triển khai thực hiện các dự án nhằm đảm bảo phục vụ cơng tác Quốc phịng, an ninh và phát triển kinh tế xã hội là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước.

- Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp chính quyền quan tâm coi trọng. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện cơng khai, dân chủ như sau:

+ Thực hiện dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm

tra” phải được thể hiện rõ trong từng bước công việc. Người dân phải được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình được tham gia ý kiến bàn bạc về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai.

3.4.3.3. Về việc giải quyết đơn, thư khiếu nại trong công tác GPMB

Công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo trong công tác GPMB là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Từ những kiến nghị, đề nghị của người dân phản ánh những bất cấp trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp cơ quan quản lý Nhà nước có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế .

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại trong công tác GPMB phải được các cấp chính quyền cơ sở quan tâm giải quyết dứt điểm, tránh để tồn đọng, kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm giải quyết từ cơ quan này, đến cơ quan khác dẫn đến những bức xúc của người dân, làm mất lòng tin của người dân đối với cấp chính quyền cơ sơ.

Từng bước có những chế tài cụ thể buộc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết đơn thư, khiếu nại của người dân phải thực hiện trách nhiệm của mình ở mức cao nhất, không để đơn thư vượt cấp, kéo dài, gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với các cơ quan nhà nước…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường , hỗ trợ và

tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2018 ”, bản thân tôi rút ra một số kết luận sau:

Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phong Thổ đã được quan tâm chỉ đạo, từng bước có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác Lập quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đảm bảo theo quy định, Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai từng bước được xây dựng và cập nhật, Hệ thống bản đồ địa chính chính quy cơ bản đã được xây dựng, Tổng diện tích được cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện đạt 94,5% với diện tích 63.779 ha trên tổng diện tích cần cấp là 67,491 ha. Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án triển khai trên địa bàn huyện Phong Thổ áp dụng thống nhất theo luật; các văn bản dưới luật và quyết định, quy định của UBND tỉnh Lai Châu.

Đối với 03 dự án được nghiên cứu đã thực hiện cơng tác Bồi thường GPMB. Diện tích thu hồi là: 121.813 m2, diện tích được bồi thường là: 86.497,6 m2trong đó: Đất ở: 1591 m2, đất nơng nghiệp: 84.906 m2. Tổng giá trị bồi thường của 03 dự án là :7.017.829.827 đồng trong đó: Bồi thường về đất là: 1.766.318.160 đồng (bồi thường đất

ở là: 228.037.280 đồng, bồi thường về đất sản xuất nông nghiệp là: 1.538.280.879 đồng); bồi thường, hỗ trợ về cây cối hoa màu là: 638.951.629 đồng; hỗ trợ ổn định đời sống và đào tạo nghề là: 3.814.768.040 đồng. đồng, tổng số hộ có đất bị thu hơi 212 hộ, số hộ phải TĐC là 07 hộ.

Tổng số phiếu khảo sát điều tra 120 phiếu, trong đó 90 phiếu khảo sát các hộ dân có đất bị thu hồi, 30 phiếu khảo sát đối tượng là cán bộ xã trực tiếp tham gia thực hiện dự án. Kết quả phiếu đánh giá của người dân về đơn giá đất tính bồi thường của các dự án chưa hợp lý cao nhât 63,3%, đánh giá về mức bồi thường về tài sản hoa mầu trên đât chưa hợp lý cao nhất là 60% về mức hỗ trợ hợp lý là 66%. Kết quả phiếu đánh giá của cán bộ xã về đơn giá đất tính bồi thường của các dự án chưa hợp lý cao nhât 70%, đánh giá về mức bồi thường về tài sản hoa mầu trên đât chưa hợp lý cao nhất là 60% về mức hỗ trợ hợp lý là 80%.

Về đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng dự án. Số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra cơ bản ổn định, tỷ lệ giảm sau khi thu hồi đất là 1,73%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên 1,72%

2. Kiến nghị

Do điều kiện nghiên cứu không cho phép nên đề tài chưa nghiên cứu được công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của nhiều dự án khác trên địa bàn huyện Phong Thổ qua các thời kỳ. Do vậy, để đánh giá một cách tồn diện về cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Phong Thổ cần có nghiên cứu thêm về cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án khác có như vậy mới hạn chế mức thấp nhất những tồn tại, bất cập thực tế đang xảy ra trong q trình thực hiện cơng tác BT,HT,TĐC trên địa bàn huyện Phong Thổ và tránh để xẩy ra việc khiếu kiện trong công tác GPMB.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong từng nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung trên địa bàn huyện Phong Thổ, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đáp ứng mục tiêu thực hiện Luật Đất đai 2013 là phải bảo đảm công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ được công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành luật đất đai 2. Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2012), Kinh nghiệm của nước ngồi về quản lý và

pháp luật đất đai

3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992).

Hiến pháp.

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1953). Luật Cải cách ruộng đất.

5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987, 1993, 1998, 2001, 2003, 2013). Luật Đất đai.

6. Chính phủ (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất.

7. Nguyễn Thắng Lợi (2008). Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất,

Tạp chí Cộng sản 22/01/2008.

8. Trang Trần, Kinh nghiệm GPMB tại Singapore – nơi “ đất quý như vàng “, Báo

Giao Thông 25/12/2016.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu (2018). Báo cáo tình hình kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật Đất đai 2013;

10. Tuấn Sơn (2008). Những bài học kinh nghiệm từ Úc.

11. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cẩm nang về tái định cư (Hướng dẫn thực hành). 12. Ngân hàng Phát triển Châu á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho

người nghèo.

13. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

14. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

15. Hoàng Mạnh Hải (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao

Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua quận Dương Kinh, Hải Phòng), Luận văn

thạc sĩ.

16. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài nguyên – Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ..

17. Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 18. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về quy định chi

tiết thi hành một số điều, khoản của luật đất đai.

19. Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

20. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), bài giảng pháp Luật Đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

21. Đặng Thái Sơn (2002), Đề tài nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù

GPMB và tái định cư, Viện Nghiên cứu địa chính – Tổng cục Địa chính.

22. Thơng tư số 37/2014/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định 47/2014/NĐ- CP về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

23. Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về đất đai của chính phủ

24. UBND tỉnh Lai Châu, năm 2017, (Báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG THUỘC DỰ ÁN GPMB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu giai đoạn 2014 2018 (Trang 72 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)