KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 33 - 36)

g) Quyền khởi kiện

KẾT LUẬN CHƢƠNG

Sự ra đời của loại hình cơng ty cổ phần gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Đối với mỗi quốc gia, trong những giai đoạn phát triển nhất định có xây dựng những quy định khác nhau áp dụng cho những dấu hiệu đặc thù của mỗi nền kinh tế, với từng mơ hình kinh doanh cụ thể. Mơ hình cơng ty cổ

phần được xem là có nhiều ưu điểm nhất cho sự phát triển của nền kinh tế tồn cầu hiện nay.

Cơng ty cổ phần được hình thành nhằm thu hút, kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, cùng nhau kinh doanh, chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Trong công ty cổ phần có các cổ đơng là những nhà đầu tư và hệ thống cơ quan quản lý, hệ thống này do các cổ đông bầu ra để dùng tiền của các cổ đông vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiểm sốt đồng vốn đó sao cho có lợi nhất cho các cổ đông là những người sở hữu công ty.

Bảo vệ quyền lợi của cổ đông là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm, lợi ích của các cổ đơng hay các nhà đầu tư trong nền kinh tế ln có sự tác động trực tiếp đến sự phát triển của từng công ty và có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cách thức luật pháp các quốc gia khác nhau bảo vệ cổ đông cũng khác nhau, tùy thuộc vào từng mức độ phát triển của nền kinh tế, thói quen trong kinh doanh. Các khía cạnh như trình độ dân trí, văn hóa xã hội cũng có tác động rất lớn đối với việc ban hành và áp dụng pháp luật. Lĩnh vực kinh doanh cũng hết sức đa dạng, lại liên quan trực tiếp đến quyền lợi của từng chủ đầu tư. Họ bỏ tiền ra để kinh doanh để thu lợi nhuận nên luôn quan tâm xem đồng vốn của mình được luân chuyển ra sao, có đem lại được kết quả như mình mong muốn hay khơng. Đảm bảo được điều đó thì các nhà đầu tư mới góp vốn vào các cơng ty để làm ăn, các cơng ty có đủ vốn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn, khả năng phát triển sẽ tốt hơn và đây là những điều cốt yếu giúp cho một nên kinh tế phát triển mạnh và bền vững. Các quốc gia đều xây dựng và áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư sao cho có lợi nhất để ổn định và phát triển nền kinh tế của mình. Nước ta là một nước có nền kinh tế cịn non trẻ, mới phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Do vậy, chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã và đang phát triển trên thế giới theo cách thức có chọn lọc để áp dụng vào nền kinh tế nước mình một cách phù hợp nhất. Để tìm hiểu về vấn

đề này chúng ta cần xem xét những quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam.

Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phiếu khác nhau, các cổ đông trong công ty nắm giữ các cổ phiếu khác nhau sẽ có các quyền năng khác nhau. Tuy nhiên các cổ đông này vẫn phải tuân theo một luật chơi chung đó là các văn bản pháp luật và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty là một bản thỏa thuận giữa các cổ đơng với một tiêu chí chung là cùng nhau góp vốn để trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý, điều hành công ty nhằm mang lại sự phát triển và lợi nhuận.

Luật Doanh nghiệp 2005 đánh dấu một bước tiến trong việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần so với Luật doanh nghiệp năm 2000 thông qua việc quy định các quyền năng của các cổ đông trong công ty, đồng thời quy định những nghĩa vụ của bản quản lý, giám sát công ty thể hiện thông qua Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm sốt. Việc quy định quyền cho các cổ đơng, mà ở đây là những cổ đơng nhỏ vì thơng thường các cổ đơng lớn thường có mặt trong Hội đồng quản trị hay Ban giám đốc nhằm tránh sự tư lợi của người quản lý, hay nhằm ngăn chặn sự chèn ép từ phía các cổ đơng lớn đối với các cổ đông nhỏ.

Tuy vậy, các quyền của cổ đông được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đầy đủ và cơ chế thực thi, bảo vệ cịn yếu. Cơ chế giám sát của cổ đơng, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thể chế kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ...cịn kém hiệu lực; chế độ công khai thông tin cho cổ đông cũng yếu kém. Các khiếm khuyết đã và đang hạn chế không nhỏ sự phát triển bền vững của từng cơng ty cổ phần nói riêng và sự phát triển của thị trường vốn cũng như nền kinh tế nói chung.

Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng ta có thể xem xét Cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam trên thực tế.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)