Khuôn khổ quản trị công ty cần bảo vệ và thúc đẩy việc thực hiện các quyền cơ bản của cổ đông.
Các quyền cơ bản của cổ đông bao gồm: Quyền được đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu; Quyền chuyển nhượng hoặc chuyển giao cổ phần; quyền tiếp nhận các thông tin trọng yếu và liên quan đến công ty kịp thời và đều đặn; quyền tham dự và bỏ phiếu trong đại hội cổ đông; Quyền bầu và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; quyền được chia lợi nhuận của công ty.
Luật các nước ghi nhận các quyền này ở mức độ khác nhau. Có nước như Mỹ khơng quy định quyền nhân cổ tức của cổ đông, lập luận rằng cổ đông mua cổ phần của công ty với hy vọng tăng lãi vốn do giá cổ phiếu tăng nhiều hơn là được chia cổ tức, hơn nữa thực tế nhiều công ty lớn của Mỹ không chia cổ tức đã nhiều năm mà dành tiền đó để tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Ở Mỹ, quyền xem xét thông tin về công ty của cổ đông giới hạn trong 3 loại sổ sách (i) biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, (ii) Sổ đăng ký cổ đông, danh sách cổ đông. Luật cũng quy định chặt chẽ thủ tục xem sổ sách: cổ đông phải gửi yêu cầu 5 ngày trước ngày muốn xem sổ sách và được bố trí trong một thời gian hợp lý trong giờ làm việc để thực hiện quyền này.
Cần quy định quyền của cổ đông được tham gia và được thông tin đầy đủ về những quyết định liên quan đến những thay đổi căn bản của công ty như: (i) sửa đổi các văn bản liên quan đến quản trị công ty, như điều lệ, (ii) cho phép phát hành thêm cổ phiếu và (iii) các giao dịch bất thường bao gồm bán tài sản quan trọng trong công ty.
Các cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông một cách hiệu quả, được thông tin đầy đủ về các quy tắc của cuộc họp, bao gồm cả thủ tục bỏ phiếu.
Cổ đông cần được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về thời gian, địa điểm và chương trình của cuộc họp cũng như các vấn đề sẽ được quyết định tại cuộc họp.
Luật doanh nghiệp của Việt Nam quy định chỉ cần báo trước 7 ngày trước ngày khai mạc. Kèm theo giấy mời họp phải có chương trình họp và các tài liệu làm cơ sở cho cổ đơng thảo luận.
Cổ đơng cần có cơ hội đặt câu hỏi cho Hội đồng quản trị, bao gồm câu hỏi liên quan đến kiểm tốn độc lập hàng năm, có cơ hội kiến nghị nội dung chương trình họp, nghị quyết với một số hạn chế nhất định.
Cần thúc đẩy cổ đơng tham gia có hiệu quả vào các quyết định quản trị quan trọng của công ty như việc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, chính sách lương thưởng cho các thành viên Hội đồng quản trị và các nhà điều hành.
Để đảm bảo quyền bỏ phiếu trong cuộc họp cổ đông, luật pháp một số nước đều cho phép cổ đông ủy quyền cho người khác thay mặt mình biểu quyết hoặc bỏ phiếu qua thư. Một cơ chế phổ biến ở nhiều quốc gia là cơ chế ủy quyền biểu quyết đem lại lợi ích cho cả cổ đông và công ty. Khác với chế độ ủy quyền cho người khác thông thường, công ty gửi một tờ ủy quyền in sẵn đến cổ đơng có quyền dự họp, người này điền vào và gửi trả lại công ty. Văn bản ủy quyền chứa đựng đầy đủ các vấn đề sẽ được đưa ra bàn trong cuộc họp.
Cần công bố các thỏa thuận và cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm sốt khơng tỷ lệ với vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ.
Cơ cấu vốn cho phép một số cổ đông nắm giữ quyền kiểm sốt khơng tỷ lệ với vốn chủ sở hữu mà họ nắm giữ có thể là "cấu trúc kim tự tháp", sở hữu chéo và cổ phần khơng có quyền biểu quyết hoặc cổ phần có nhiều phiếu biểu quyết. Thỏa thuận giữa các cổ đông nhằm thống nhất hành động trong việc bầu thành viên Hội đồng quản trị như một nhóm hoặc hạn chế việc những cổ đông đã tham gia thỏa thuận chuyển nhượng cổ phần. Cơ cấu vốn và thỏa thuận như vậy có thể làm thay đổi mức độ tham gia vào quản lý công ty của các cổ đông thiểu số: một mặt theo hướng tăng cường, mặt khác lại có thể hạn chế quyền của cổ đơng khơng kiểm sốt. Chính vì vậy, chúng cần được cơng bố để đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Thị trường quyền kiểm soát doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để vận hành hiệu quả và minh bạch.
Các quy định và trình tự mua lại quyền kiểm sốt, đặc biệt là các giao dịch như sáp nhập, bán phần lớn tài sản quan trọng của công ty cần được công khai (để các nhà đầu tư hiểu quyền của mình). Giao dịch phải có giá cả minh bạch và với các điều kiện cơng bằng để bảo vệ lợi ích của cổ đơng.
Luật chứng khoán các nước điều chỉnh các quy tắc và trình tự trong việc mua lại quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Sử dụng các cơng cụ chống thơn tính công ty để tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị và giám đốc.
Hỗ trợ thi hành quyền sở hữu của tất cả các cổ đông, bao gồm các cổ đông là tổ chức. Các tổ chức đầu tư cần cơng bố các chính sách quản trị cơng ty và chính sách bỏ phiếu, cách thức điều chỉnh các xung đột lợi ích trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sở hữu của họ.
Các nhà đầu tư là tổ chức ngày càng sở hữu lượng cổ phần lớn hơn trong các công ty cổ phần, thường họ là cổ đông lớn trong công ty. Ở nhiều nước, luật quy định các cổ đông tổ chức phải công bố thông tin chi tiết về cách thức họ cần dựa vào công việc của công ty, chẳng hạn như biên bản việc bỏ phiếu của họ.
Các cổ đông, bao gồm các cổ đông tổ chức cần được tư vấn lẫn nhau về các vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của cổ đông đã được quy định trong các khuyến nghị này.