Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 50 - 53)

g) Quyền khởi kiện

2.2.4. Ban kiểm soát

Về hình thức, cơ cấu quản lý nội bộ của các công ty cổ phần là hợp lý và cân bằng. Ban kiểm soát thực hiện việc giám sát và kiểm soát nội bộ, trực tiếp giám sát Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ban kiểm sốt có vai trị ngang bằng với Hội đồng quản trị, cùng chịu trách nhiệm trước cổ đông trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Trong số các công ty cổ phần có đến 95% các cơng ty có ba thành viên trong Ban kiểm sốt, số cịn lại có từ một đến năm người. Cũng tương tự như Hội đồng quản trị, phần lớn (khoảng 72% thành viên Ban kiểm soát) là người trực tiếp làm việc tại cơng ty và số cịn lại có thể là cổ đơng, đại diện của cổ đông, không phải là người lao động trong công ty. Các thành viên Ban kiểm soát thường làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo kết quả điều tra thì có hơn 35% số thành viên Ban kiểm sốt có trình độ đại học hoặc tương đương về kế tốn, tài chính, kinh tế và pháp lý; khoảng 32% là kỹ sư chun ngành; khoảng 33% có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc tương đương. Ban kiểm soát làm việc chủ yếu theo sáng kiến của các thành viên, theo các nghĩa vụ thường xuyên của họ. Rất ít trường hợp Ban kiểm soát kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý theo yêu cầu của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số [3, tr. 323].

Thông tin mà Ban kiểm soát nhận được chủ yếu bao gồm: Các báo cáo tài chính thường kỳ hàng năm; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; biên bản họp và quyết định của Hội đồng quản trị và Giám đốc. Như

vậy, thành viên Ban kiểm sốt nhận được các thơng tin tương tự như các cổ đơng bình thường.

Đa số thành viên Ban kiểm sốt đều là người lao động trong cơng ty. Như vậy, họ chỉ là kiểm sốt viên kiêm nhiệm và nhiệm vụ chính của họ có lẽ khơng phải là thực hiện giám sát quản lý nội bộ công ty mà là thực hiện các cơng việc với vai trị là người lao động trong công ty.

Như vậy, các thành viên Ban kiểm sốt khơng độc lập; họ là những người cấp dưới và hoàn toàn phụ thuộc vào các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Họ cũng không phải là người chuyên trách, có chun mơn cao và giàu kinh nghiệm nghề nghiệp, không chuyên trách kiểm sốt nội bộ cơng ty. Có thể nói, trong nội bộ cơng ty, các thành viên Ban kiểm sốt có vị thế, trình độ chun mơn và có thể cả uy tín thấp hơn so với các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

Với đặc điểm nói trên, Ban kiểm sốt trên thực tế khó có thể hồn thành được chức năng, nhiệm vụ như luật định và trở nên hình thức. Vì vậy, thực trạng về Ban kiểm soát ở nước ta chưa phải là một thể chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp để cân bằng lại quyền lực của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, phục vụ cho lợi ích tối đa của công ty và cổ đông của công ty.

Các quốc gia có mức bảo vệ cổ đông khác nhau, tùy thuộc vào các quy định pháp luật cũng như khả năng đáp ứng của các thiết chế thực thi.

Sự ghi nhận trong luật về nguyên tắc một cổ phần, một phiếu biểu quyết. Cơ chế thực hiện quyền bỏ phiếu là trọng tâm khi đánh giá mức độ bảo vệ cổ đông trong luật bởi cổ đông thực hiện quyền lực của mình trong cơng ty thơng qua việc bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị và phê chuẩn những vấn đề quan trọng của công ty. Luật ghi nhận nguyên tắc này có ý nghĩa đảm bảo

cho mọi cổ đông phổ thông quyền biểu quyết trong cuộc họp cổ đông. Như vậy, mọi quy định của điều lệ công ty giới hạn quyền này là trái luật.

Về cơ chế bỏ phiếu gộp để cổ đông lập ra Hội đồng quản trị, chế độ bầu gộp là một "sáng kiến" nhằm đảm bảo công bằng cho cổ đông thiểu số. Trong cách bầu thông thường (bầu trực tiếp), nếu công ty cổ phần có một nhóm cổ đơng nắm 70% cổ phần, khi bầu Hội đồng quản trị gồm 3 thành viên/4 ứng cử viên thì nhóm cổ đơng nắm 30% cổ phần khó có cơ hội được bầu một người đại diện cho mình. Tuy nhiên nếu áp dụng cách bầu gộp, cổ đơng được dồn tồn bộ số cổ phiếu của mình để bầu cho một người duy nhất. Vì thế người này hầu như chắc chắn thắng cử.

Để cổ đông thiểu số chống lại sự "đàn áp" của người quản lý, luật trao cho nhóm cổ đơng sở hữu lượng cổ phần nhất định một số quyền như quyền khởi kiện các quyết định của đại hội cổ đông, người quản lý, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi phản đối các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các vấn đề trọng đại như quyết định sáp nhập, bán tài sản giá trị lớn.

Quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành của cổ đông cũng là một tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ cổ đơng trong luật.

Ở một số quốc gia, luật buộc công ty cổ phần phải dành một tỷ lệ lợi nhuận nhất định để trả cổ tức cho cổ đông. Quy định này có vẻ như giới hạn quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng là một cơng cụ pháp lý để bảo vệ lợi ích của cổ đông khi các công cụ bảo vệ khác tỏ ra kém hiệu lực.

Về thực thi luật bảo vệ cổ đông cũng khác nhau trên thế giới. Các công cụ được sử dụng để đánh giá mức độ thực thi các quyền của cổ đông gồm: i) hiệu quả của hệ thống tư pháp, ii) sự tuân thủ pháp luật, iii) tình trạng

tham nhũng, iv) rủi ro bị quốc hữu hóa và vơ hiệu hóa hợp đồng và v) chất lượng của các tiêu chuẩn kiểm toán.

Tuy cùng gọi là công ty cả nhưng việc quản lý và tổ chức công ty ở các nước trên thế giới khác nhau. Ở Mỹ, cổ đơng có tiếng nói khá mạnh trong việc quản lý cơng ty, người lao động thường khơng có quyền lắm. Trái lại ở các nước Châu Âu, cổ đơng ít quyền mà người lao động lại mạnh. Ở Pháp vai trị của Tổng giám đốc rất lớn, cổ đơng hầu như khơng có quyền gì. Tương tự ở Nhật Bản, các cổ đơng hầu như cũng khơng có quyền hành gì trong hoạt động của công ty. Cho đến gần đây, cổ đơng ở Nhật chỉ có vai trị góp vốn, cịn cơng việc quản lý thì Ban quản trị có tồn quyền. Họ phục vụ quyền lợi của cổ đơng khơng hơn gì quyền lợi của người lao động ở các công ty liên kết, tức là nơi có vốn liếng của họ ở đấy [3, tr. 365].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)