g) Quyền khởi kiện
2.5. BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ THEO PHÁP LUẬT CỦA MỸ
Ở Mỹ có hai loại cơng ty: cơng ty đóng là cơng ty không bán cổ phiếu ra công chúng và công ty mở là cơng ty có niêm yết trên thị trường chứng khốn. Luật của Mỹ khơng buộc người lập công ty phải xác định loại hình cơng ty khi đăng ký hoạt động mà tùy vào việc cơng ty sau này có đăng ký chứng khốn để bán cho công chúng hay không.
Luật công ty là luật của tiểu bang, luật liên bang có hai đạo luật là luật chứng khoán và luật mua bán chứng khoán và chúng điều chỉnh một số quan hệ nội bộ của cơng ty.
Do nhu cầu thống nhất hóa luật lệ nên có hơn ba mươi bang áp dụng Luật mẫu về công ty do Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ soạn vào năm 1950. Năm 1984, văn bản này được sửa đổi và có tên mới là Luật mẫu về công ty hiệu chỉnh. Luật của Mỹ về công ty chủ yếu được viện dẫn từ luật này [3, tr. 374].
Trong cơ cấu quyền lực truyền thống của công ty, công ty được tạo lập từ ba thành phần: cổ đông là người bỏ tiền, Hội đồng quản trị là người được giao giữ tiền và Tổng giám đốc là người dùng tiền để kinh doanh. Cổ đơng khi đầu tư vào cơng ty ln có một kỳ vọng, từ đó họ đặt ra giới hạn cho người giữ tiền và người sử dụng tiền. Mục tiêu của cơng ty ln ln là lợi nhuận cho chính cơng ty và gia tăng vốn đầu tư cho cổ đông. Hai mục tiêu này không tách rời nhau và cái trước thúc đẩy cái sau. Người quản lý và điều hành phải lấy mục tiêu này làm mục tiêu của mình khi tham gia vào cơng ty.