Đối xử công bằng giữa các cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 70 - 73)

Khuôn khổ quản trị công ty cần hướng tới đối xử công bằng giữa các cổ đông, bao gồm cổ đơng thiểu số và cổ đơng nước ngồi. Mọi cổ đơng đều có cơ hội được bồi thường thỏa đáng khi quyền của họ bị vi phạm.

Tất cả các cổ đông cùng một hạng cần phải được đối xử bình đẳng Bình đẳng về quyền giữa các cổ phiếu cùng hạng. Mọi nhà đầu tư được nhận thông tin về các loại cổ phiếu trước khi quyết định mua. Bất kỳ thay đổi nào về quyền bỏ phiếu phải được sự chấp thuận của nhóm cổ đơng chịu ảnh hưởng.

Cổ đông thiểu số được bảo vệ chống lại sự lạm dụng của cổ đơng kiểm sốt, có các phương tiện hiệu quả để địi bồi thường.

Cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu một lượng cổ phần nhất định (trung bình là 10% vốn cổ phần) có quyền (i) u cầu triệu tập họp cổ đơng, (ii) kiến nghị chương trình họp, (iii) đề cử người vào Hội đồng quản trị.

Quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần khi phản đối các quyết định lớn của công ty cũng là một phương cách để bảo vệ cổ đông thiểu số. Khi cho rằng quyền của mình có khả năng bị thay đổi đáng kể bởi các quyết định của cơng ty, cổ đơng có quyền u cầu cơng ty mua lại cổ phần của mình với giá cả hợp lý. Bộ nguyên tắc cho rằng quyền này đặc biệt có ý nghĩa ở các quốc gia có khn khổ pháp lý yếu. Điều dễ nhận thấy là ở quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển, cổ đơng có thể phán đối cơng ty đơn giản bằng cách bán cổ phiếu của mình đi thay vì buộc cơng ty mua lại.

Về cơng cụ để địi quyền lợi khi bị xâm phạm, luật các nước quy định quyền khởi kiện của cổ đông. Khi một thành viên trong Hội đồng quản trị hoặc giám đốc có hành vi xâm phạm lợi ích của cổ đơng, cổ đơng có quyền kiện người đó ra tịa.

Trình tự và thủ tục họp đại hội cổ đông bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các cổ đông.

Bộ nguyên tắc đưa ra yêu cầu dỡ bỏ mọi rào cản đối với việc cổ đông tham dự và bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông. Các rào cản thực tế được công ty áp dụng khá đa dạng, chẳng hạn như tính phí khi bỏ phiếu, quy định chỉ được bỏ phiếu trực tiếp hay gửi văn bản ủy quyền đến cổ đông quá muộn khiến họ khó có thể nghiên cứu và phản hồi ý kiến.

Giao dịch nội gián và giao dịch tư lợi cần bị ngăn chặn

Các giao dịch mua bán chứng khốn mà một bên nắm được thơng tin nội bộ của công ty (những thơng tin có khả năng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khốn trên thị trường và chưa được cơng bố) được gọi là giao dịch nội gián. Việc thu lợi thơng qua giao dịch này có thể gây thiệt hại cho cơng ty và các cổ đông.

Do vậy, Bộ nguyên tắc khuyến nghị luật pháp đặt ra các biện pháp nhằm ngăn chặn, thường thấy trong luật chứng khốn, luật cơng ty và cả luật hình sự.

Các giao dịch tư lợi là các giao dịch giữa công ty và người quản lý, cổ đơng lớn hoặc những người có liên quan của những người này. Luật các nước có định nghĩa khá rộng về những người có liên quan, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp dưới đây:

Doanh nghiệp mẹ, những người quản lý doanh nghiệp mẹ và những người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp con; doanh nghiệp con, nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp mẹ;

Cá nhân hoặc nhóm các cá nhân có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thơng qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp;

Người quản lý doanh nghiệp;

Vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, cháu, cháu nuôi, anh, chị, em của người quản lý doanh nghiệp hoặc của bất kỳ thành viên, cổ đông nào nắm giữ phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở cơng ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Các giao dịch này tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng cơng ty để mưu lợi riêng. Vì thế, luật pháp cần thiết lập cơ chế giám sát các giao dịch tư lợi như yêu cầu cơng khai hóa, u cầu phải được sự phê chuẩn của công ty hoặc Hội đồng quản trị trước khi xác lập giao dịch để đảm bảo cho giao dịch được thực hiện theo giá thị trường, khơng gây tổn hại cho lợi ích cơng ty cũng như cổ đông thiểu số.

Các thành viên Hội đồng quản trị và các nhà điều hành chủ chốt phải công bố trước Hội đồng quản trị việc họ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thay mặt bên thứ ba, có lợi ích đáng kể trong một giao dịch hoặc một vấn đề ảnh hưởng

Với cơ chế cơng khai hóa lợi ích liên quan, cổ đơng có thể kiểm sốt được các nguy cơ xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và cơng ty.

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, các khuyến nghị của OECD đưa ra các nguyên tắc nhằm đảm bảo thực thi quyền cổ đông như trách nhiệm công bố thông tin của công ty và trách nhiệm của Hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)