Tình trạng vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 36 - 37)

g) Quyền khởi kiện

2.1.1. Tình trạng vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông

Luật Doanh nghiệp đã quy định các quyền cơ bản của cổ đông trong công ty cổ phần một cách rõ ràng, nhưng trong thực tế tình trạng vi phạm quyền của cổ đông vẫn diễn ra thường xuyên.

* Quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông bị hạn chế

Luật Doanh nghiệp đã quy định rất rõ ràng rằng tất cả các cổ đơng phổ thơng đều có quyền tham dự và biểu quyết mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Mỗi một cổ phần phổ thơng có một phiếu biểu quyết, như vậy về nguyên tắc, đã là cổ đông nắm giữ cổ phần của cơng ty thì dù ít hay nhiều đều có quyền ngang nhau trong việc tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Trên thực tế, hầu hết các công ty cổ phần đều không thực hiện triệt để nguyên tắc này. Lý do mà các công ty đưa ra đều không dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể mà chỉ là ý chí của từng cơng ty để biện minh cho sự vi phạm của mình như: Do địa điểm tổ chức chật hẹp, khơng đủ diện tích cho tất cả các cổ đông trong công ty tham dự ngồi họp. Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng phải nắm giữ một tỷ lệ vốn tối thiểu như 100 triệu, 500 triệu hay 1% vốn điều lệ mới được tham dự cuộc họp. Như vậy, các cổ đông nhỏ, cổ đông thiểu số phải tập

họp. Nếu như các cổ đơng thiểu số do khơng có thơng tin nên khơng thể tập hợp nhau lại trong một thời gian ngắn hoặc khơng có cùng quan điểm thì sẽ khơng thể có tiếng nói trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đơng đành phải đứng ngồi cuộc để cho các cổ đơng lớn quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của chính mình.

Vấn đề phân biệt đối xử giữa cổ đông "giàu" với cổ đông "nghèo" đã làm nhiều cổ đông hết sức bất mãn. Điều lệ một công ty quy định "Những cổ đơng chiếm giữ ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên của đại hội. Các cổ đông khác khơng đủ 1% vốn điều lệ thì đơn vị có trách nhiệm nhóm họp: chỉ định người thay mặt đi dự họp.

Vượt qua các điều kiện trên, cổ đơng có tên trong danh sách cổ đơng nhiều khi cũng khơng có thơng tin đầy đủ về cuộc họp vì khơng được gửi giấy mời họp. Khá hơn, giấy mời họp đến muộn so với thời hạn 7 ngày quy định trong luật hoặc cổ đông không được nhận trước các tài liệu phục vụ cuộc họp. Vì thế, họ khơng có sự chuẩn bị thích đáng trước khi dự họp, càng khó có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho các vấn đề được đưa ra biểu quyết.

* Quyền thông tin của cổ đông

Phần lớn các cổ đông không được tiếp cận các thông tin trọng yếu của công ty hoặc không đầy đủ, hoặc thiếu chính xác và trung thực. Các cổ đơng thiểu số hầu như không nhận được thông báo về quyết định của Đại hội đồng cổ đơng, tóm tắt báo cáo tài chính, thơng báo về việc trả cổ tức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)