Những quy định của Tỉnh Hà Tây (cũ) và Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

2.2. Cơ sở pháp lý của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

2.2.2. Những quy định của Tỉnh Hà Tây (cũ) và Thành phố Hà Nội

Cũng như các địa phương khác của cả nước, Huyện Thường Tín thực hiện các quy định của trung ương các văn bản chỉ đạo của tỉnh Hà Tây cũ. Nghị quyết số 02/2006/NĐ-HĐND ngày 20/02/2006 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 10/2007/NQ-HĐND ngày 12/7/2007 của HĐND tỉnh Hà Tây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, Cơ quan, Đơn vị, Doanh

nghiệp văn hóa tỉnh Hà Tây HĐND chỉ đạo cấp cơ sở “Chấp hành tốt chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước” trong đó

nhấn mạnh “Thực hiện tốt cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật cho nhân

dân” [27, Điều 6, khoản 4], đồng thời khuyến khích “Hoạt động hịa giải có hiệu quả; những mâu thuẫn, bất hịa được giải quyết tại cộng đồng” [27, Điều

6, khoản 5]. Trên cơ sở nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Tây (cũ), hàng năm UBND Tỉnh đã có những chỉ đạo sát sao cơng tác giáo dục pháp luật và hịa giải ở cơ sở trên địa bàn thông qua việc triển khai các chương trình, kế hoạch,

tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, biên soạn nhiều tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở. Đây cũng là nhưng văn bản quan trọng làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện Thường Tín trước khi sáp nhập vào Thủ đổ Hà Nội ngày 01/8/2008.

Hiện nay, thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện Luật phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, với vai trị là Thủ đơ của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Hà Nội có những đặc thù riêng khác với các thành phố ở các vùng miền khác trong việc áp dụng các văn bản pháp luật trong lĩnh vực GDPL thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở. Điều 2 Luật Thủ đô quy định:

Thủ đơ là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước [38].

Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội và kinh tế, sau khi sáp nhập vào thành một huyện của Thủ đơ Hà Nội, huyện Thường Tín tiếp tục thực hiện các quy định văn bản chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở đã ban hành của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở trên địa bàn. Cụ thể là:

Ngày 22/12/1999 Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 51-CT/TU về đẩy mạnh hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trên cơ sở đó, ngày 06/01/2000 UBND thành phố Hà Nội ban hành chỉ thị số 01/CT-UB về việc thực hiện nghị định 160/1999/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (đến nay nghị định 160/1999/NĐ-CP khơng cịn hiệu lực thi hành). Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn

thành phố, ngày 13/12/2002 UBND thành phố ban hành Quyết định số 172/2002/QĐ-UB về quy chế của tổ chức và hoạt động hòa giải tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nhằm tạo động lực khuyến khích hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở, ngày 02 tháng 10 năm 2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND quy định chế độ và mức chi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật của thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, hàng năm hoặc theo từng giai đoạn cụ thể, UBND thành phố Hà Nội ban hành các Kế hoạch nhằm tăng cường công tác Phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng như thanh thiếu niên, phụ nữ, giáo dục pháp luật trong nhà trường,… Tổ chức triển khai phổ biến luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố, từng bước đưa luật vào cuộc sống, bảo đảm các điều kiện để các Hòa giải viên yên tâm, toàn tâm toàn ý cho cơng tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở, góp phần hạn chế mâu thuẫn xích mích trong nội bộ nhân dân, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)