1.4. Quy trình giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hòa giải ở cơ sở
1.4.1. Cơ sở pháp lý của quy trình
Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục pháp luật và cơng tác hịa giải ở cơ sở, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vị trí, vai trị của cơng tác giáo dục pháp luật và hịa giải ở cơ sở ln được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Nghị quyết của
Quốc hội.... Điều 127 Hiến pháp năm 1992 “ở cơ sở, thành lập các tổ chức
thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật” [32, Điều 127]. Hiến
pháp năm 2013 sửa đổi Điều 127 Hiến pháp năm 1992 theo hướng bỏ quy định về hòa giải, từ đây tất cả những quy định liên quan đến vấn đề hịa giải có một cách tiếp cận mới. Chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân trong Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “Cơng dân có quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” [36, Điều 28] đồng thời có
nghĩa vụ “tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng”
[ 35, Điều 46]. Bên cạnh đó, Luật Hịa giải ở cơ sở cũng khẳng định vai trò tự quản của tổ chức hịa giải, tính tự nguyện của hoạt động hòa giải và sự tiết chế hợp lý mối quan hệ giữa tính tự quản, tự nguyện với vai trị của Nhà nước trong hoạt động hịa giải.
Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hịa giải ở cơ sở, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức tư tưởng và hành động của nhân dân. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về quy trình giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở mà việc thực hiện chủ yếu dựa trên đòi hỏi thực tế từng, thơng qua các hịa giải viên, tổ hịa giải rút kinh nghiệm từ các cuộc giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục pháp luật và hịa giải cơ sở chính là “hành lang” pháp lý cho các hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở. Việc triển khai công tác giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở sẽ bị động, lúng túng và thiếu sự ổn định nếu không được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, có chất lượng. Quy định của pháp luật ngày càng được hoàn thiện đồng nghĩa với vị trí cơng tác giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hịa giải ở cơ sở được khẳng định, chất lượng công tác này ngày càng được nâng cao.