Nhóm giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho tổ hòa giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 100 - 105)

và hòa giải viên

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ Hồ giải viên

Các tổ hịa giải trên địa bàn huyện hoạt động thường xuyên, liên tục nhiều năm, đã hòa giải thành được nhiều vụ việc nhưng sách, báo, văn bản pháp luật, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ hiện nay còn thiếu nhiều. Các tủ sách pháp luật được cấp phát hàng năm nhưng cũng chưa thể đáp ứng được hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong khi đó, tổ viên các tổ hịa giải có nhiều người là cán bộ về hưu, người cao tuổi, người lao động tự do,... họ ít có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ, phương tiện hiện đại như máy vi tính, báo điện tử, văn bản pháp luật trên các cổng thông tin điện tử chính thống. Kiến thức pháp luật, kỹ năng dùng vào công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải cơ sở chủ yếu dựa vào tài liệu được cấp phát hàng năm của UBND huyện. Mỗi tổ hịa giải của huyện có từ 5-7 hịa giải viên nhưng số lượng sách cấp về tổ chỉ có mỗi loại 1cuốn/1tổ, do vậy, với mỗi đầu sách cả tổ phải dùng chung, hoặc để trong tủ sách pháp luật của xã.

Trong những năm qua do khơng có nguồn ngân sách cấp cho hoạt động hòa giải ở cơ sở đồng thời do giá sách trên thị trường ngày càng tăng cao nên UBND thành phố đã thường xuyên chỉ đạo cho Hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật của Thành phố và huyện tăng cường biên soạn các loại tài liệu pháp luật để cung cấp cho hoà giải viên ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, qua đó đã giúp cho hịa giải viên vận dụng tốt các quy định của pháp luật vào hoạt động hịa giải, nâng cao uy tín cho cơng tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở.

Việc cung cấp thông tin pháp luật, tài liệu văn bản pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hồ giải ở cơ sở. Tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật có thể gồm các đề cương tuyên truyền giáo dục pháp luật; Sổ tay nghiệp vụ hồ giải; báo chí về pháp luật; Sách hỏi - đáp pháp luật phổ thông; tờ rơi, tờ gấp và các tài liệu cần thiết khác. Vì vậy, UBND huyện, xã,

thị trấn cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hoà giải ở cơ sở cho các Tổ hoà giải và hòa giải viên, đồng thời đẩy mạnh công tác xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn để có nguồn văn bản cho các Hồ giải viên. Từ năm 2011 đến nay, 184 tổ hòa giải của huyện vẫn được cấp phát miễn phí báo pháp luật xã hội hàng ngày, bảo đảm các hịa giải viên có điều kiện tiếp cận với các thông tin pháp luật, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - xã hội, bảo đảm không bị lạc hậu khi tiến hành giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.

- Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật chuyên ngành cho hịa giải viên để có thể tạo thành các tổ hịa giải mạnh, mang tính chuyên biệt từng lĩnh vực tranh chấp

Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho Hoà giải viên là nhiệm vụ quan trọng, phải được thực hiện thường xuyên để nâng cao nhận thức cho các Hòa giải viên về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hịa giải, vì thế hàng năm, UBND huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ Hòa giải viên.

Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật có thể tổ chức định kỳ mỗi năm ít nhất 1 lần, hoặc tổ chức theo chuyên đề để cập nhập kịp thời những văn bản pháp luật mới vừa được thông qua, các văn bản pháp luật này liên quan chặt chẽ đến đời sống nhân dân địa phương. Nội dung tập huấn nên xây dựng mềm dẻo, linh hoạt và phù hợp với đặc thù cơng tác hồ giải ở địa phương. Có thể tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ hồ giải và giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hoà giải ở cơ sở hoặc giới thiệu các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến các tranh chấp hay sảy ra trong hoạt động hoà giải ở cơ sở.

Qua nghiên cứu cho thấy sở dĩ hiệu quả của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở khơng cao là do các hịa giải viên yếu về kiến thức thức pháp lý, đặc biệt là kiến thức pháp lý chuyên ngành. Việc hòa giải hầu như việc hòa giải chỉ xoay quanh cái “tình” mà thiếu cái “lý” – Tức là thiếu kiến thức pháp luật. Hòa giải viên chỉ tập chung vào khuyên bảo, rao giảng về đạo đức. Nếu hịa giải viên có kiến thức pháp luật về nội dung và hình thức thì các bên tranh chấp được hịa giải sẽ sáng tỏ rất nhiều, thấy được hoặc dự đoán kết quả của tranh chấp hoặc sẽ biết được tranh chấp sẽ được giải quyết theo cách thức, lộ trình nào, ở đâu từ đó tự giác nhận thức và điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Trên cơ sở hình thành một số nhóm các tổ hịa giải có sự chun mơn hóa cao trong từng lĩnh vực, mỗi tổ hịa giải xây dựng cho mình một thế mạnh riêng trong một vài lĩnh vực từ đó đạt hiệu quả trong cơng tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở.

Để thực hiện được giải pháp này cần xác lập các tổ hòa giải mạnh về các lĩnh vực, tập chung bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực đó. Việc bổ sung kiến thức pháp luật chuyên ngành cho các hòa giải viên thực hiện giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở có thể được thực hiện định kỳ hàng năm thông qua các hội nghị tập huấn, các hội thi theo chuyên đề tìm hiểu các quy định của pháp luật hoặc trực tiếp phát tài liệu, văn bản đến các tổ hịa giải, giải đáp và phân tích các tình huống giả định. UBND các xã, thị trấn có thể tổ chức cho các tổ hịa giải mạnh tập chung giao lưu, trao đổi kiến thức, kỹ năng thường xuyên nhằm tăng hiệu quả giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở đồng thời tăng tính gắn kết giữa các tổ hịa giải của địa phương.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết hay tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thơng qua hoạt động hồ giải.

Đây là công việc cần thiết phải làm thường xuyên, một mặt theo dõi tổng hợp, đánh giá về tổ chức và đội ngũ Hòa giải viên của các Tổ hòa giải, mặt khác đây cịn là diễn đàn để các Hồ giải viên có thể trao đổi kinh nghiệm các kỹ năng kết hợp giáo dục pháp luật khi tiến hành hòa giải, học tập lẫn nhau, giúp nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cơng tác hoà giải. Đồng thời, qua việc sơ kết, tổng kết về hoạt động hịa giải ở cơ sở giúp chính quyền địa phương có điều kiện hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, kết quả cũng như kiến nghị về cơng tác hịa giải nói riêng và cơng tác giáo dục pháp luật nói chung.

Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước năm được tình hình kết quả của việc thực hiện trên địa bàn, thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm trong cơng tác hịa giải, ngun nhân. Việc sơ kết, tổng kết giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở có thể được tiến hành định kỳ 5 năm, hàng năm, 6 tháng hoặc lồng ghép cùng với sơ kết, tổng kết cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Việc tổ chức sơ kết, tổng kết giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở được tổ chức định kỳ cũng là dịp để các hòa giải viên trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tránh hình thức. Thực tế, trong thời gian qua, việc tổ chức các hội nghị tổng kết, sơ kết công tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện được sự nhất trí, hưởng ứng nhiệt tình của các tổ hịa giải và hịa giải viên. Thơng qua hội nghị, các hòa giải viên được tổng kết những thành tựu, hạn chế trong công tác giáo dục pháp luật thơng qua hịa giải ở cơ sở, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm

của các tổ hòa giải mạnh. Bên cạnh “Ngày pháp luật” [37], ngày tổng kết

cơng tác hịa giải như một ngày hội của các hòa giải viên.

- Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thi hoà giải viên giỏi, với những nội dung phong phú, đa dạng và sinh động

Các hội thi tìm hiểu pháp luật, hội thi hòa giải viên là một trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật có sức hấp dẫn và hiệu quả, thơng qua các hội thi những nội dung pháp luật được truyền tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng của hội thi rất rộng rãi, tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thỏa mái và hồn tồn chủ động qua đó khả năng áp dụng pháp luật của đối tượng được nâng cao. Vì vậy, pháp luật có điều kiện lan tỏa, phát huy rộng rãi trong cuộc sống người dân.

Hàng năm, Huyện Thường Tín tổ chức khá nhiều cuộc thi cho cán bộ và nhân dân ở cấp cơ sở “Hòa giải viên giỏi”, “Hộ tịch viên giỏi”, hội thi “Tuyên truyền, giới thiệu sách hè ” với mỗi năm một chủ đề tuyên truyền, hoặc hội thi “Trưởng thôn thân thiện”,… nhằm đa dạng các đối tượng được giáo dục pháp luật, khuyến khích hịa giải viên tích cực cơng tác đồng thời nâng cao hiểu biết cũng như làm hình thành thói quen, hành vi tn theo pháp luật của nhân dân, từ đó hạn chế mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ nhân dân.

Các hội thi này một mặt khuyến khích, động viên phong trào hồ giải trong huyện nói chung và từng xã, thị trấn nói riêng, mặt khác cịn là dịp tốt để các Hoà giải viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hoạt động hồ giải. Ngồi ra, có thể tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ cho các Hồ giải viên, đưa cơng tác hoà giải lồng vào các hoạt động phong trào khác của địa phương, như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, trật tự an toàn xã hội...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)