lớn đến đối tượng làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với từng vụ việc cụ thể
Bên cạnh việc hiện các kế hoạch tập huấn và xây dựng lực lượng đội ngũ làm công tác hòa giải, cần chú trọng vận động những người có đủ trình độ, năng lực, uy tín vào tổ hoà giải, đặc biệt chú ý đến các vị chức sắc có uy tín trong các tôn giáo, hoặc sử dụng người có uy tín trong dòng họ, người có ảnh hưởng lớn đến đối tượng làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đối với từng vụ việc cụ thể,… qua đó nâng cao số lượng, chất lượng hòa giải viên làm công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
Ngày 3 tháng 9 năm 1945 khi chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ
nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Thực dân và phong kiến
thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết"
[28, tập 4, tr.8]. Hiện nay, Huyện Thường Tín hiện nay có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng tồn tại, trong đó có một số lượng lớn cư dân theo tôn giáo như Phật giáo (có ở 29/29 xã, thị trấn), Thiên chúa giáo (Ở các xã Tân Minh, xã Hà Hồi, xã Nghiêm Xuyên, xã Ninh Sở, xã Khánh Hà),... và một số bộ phận đơn lẻ rất ít theo tôn giáo khác như Cao Ðài, Hòa Hảo... Dù đức tin, sự thờ phụng của nhân dân theo các tôn giáo khác nhau nhưng cùng có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa.
Tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội. Do tôn giáo có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem nó như một phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan truyền, tôn giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải niềm
tin của con người, mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp phải duy trì đạo đức xã hội. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ, tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần.
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyên thiện. Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là, ngoài những điều phù hợp với tình cảm đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng đồng. Hoạt động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn. Do đó, khuyến khích các vị chức sắc tôn giáo tham gia quá trình giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở sẽ bảo đảm cho việc thực hiện được hiệu quả lâu dài vì nó tác động vào đức tin, tình cảm của con người.
Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, nhân dân ta có câu nói rất hay và rất đúng là “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” [28]. Theo yêu cầu đó của dân, trong đảng và hệ thống quản lý nhà nước, việc lãnh đạo đi trước làm gương để đảng viên, quần chúng nhân dân đi sau làm theo rất quan trọng. Ở huyện Thường Tín hiện nay có 63 % hòa giải viên là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đối với công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải cơ sở hiện nay, cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục quan tâm như: uy tín của một vài hòa giải viên chưa cao, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, khi gặp một số trường hợp cụ thể còn lúng túng. Một số thôn nhận được đơn của
Ban Tư pháp chuyển về để tổ chức hòa giải chỉ làm chiếu lệ xác nhận vào đơn rồi lại chuyển lên xã; sau hòa giải việc cử người theo dõi, giúp đỡ các bên thực hiện theo những điều họ đã thỏa thuận chưa tốt nên có những vụ việc sau một thời gian lại tiếp tục nảy sinh mâu thuẫn phải hòa giải tiếp. Trong tình hình đó việc khuyến khích những người có uy tín trong dòng họ, người có ảnh hưởng lớn đến đối tượng làm công tác GDPL thông qua hoạt động HGCS đối với từng vụ việc cụ thể nhằm tăng hiệu quả và ảnh hưởng của công tác này. Người có uy tín trong họ có thể là trưởng họ, người cao tuổi, người là họ hàng có hiểu biết, có ảnh hưởng lớn đến người đang tranh chấp. Có thể những người này sẽ sử dụng uy tín, vai vế của mình trong họ hàng, tạo ra một sức ép nhất định về mặt tâm lý, tình cảm đối với con, cháu mình nhằm khuyên răn, phân tích để giúp con cháu hiểu ra và tự giác tuân theo pháp luật, không làm điều sai trái, để làm êm đẹp tình làng nghĩa xóm, hoặc không bị mất mặt với họ hàng và với làng xóm. Sức mạnh của những người này nằm ở phạm trù đạo đức, sự tôn trọng của kẻ dưới với người trên, là sự khuyên răn, chỉ bảo nhằm mục đích hướng con cháu theo lẽ phải. Do đó, phương pháp này giúp làm bền chặt các mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, làm cho các bên tranh chấp tự giác giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng “bề trên”.