2.2. Cơ sở pháp lý của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động
2.2.1. Các văn bản của Trung ương
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động giáo dục pháp luật thơng qua hoạt đơng hịa giải ở cơ sở ở nước ta hiện nay vẫn dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giáo dục pháp luật và văn bản về hòa giải ở cơ sở.
Ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đến ngày 22/10/1987 ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, đề ra yêu cầu: Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại
chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và các Quyết định ban hành kế hoạch triển khai công tác giáo dục pháp luật trong từng giai đoạn cụ thể. Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được qua những văn bản đó Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ năm 2010 định hướng đến năm 2020. Để triển khai có hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 07/12/2007 Chính phủ ban hành Nghị quyết 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003- 2007 và Quyết định số 37/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 phê duyệt chương trình giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày
27/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” [48] thuộc Chương trình giáo
dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Đặc biệt là ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 khóa XIII của Quốc hội đã ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13, đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về công tác giáo dục pháp luật, đưa cơng tác giáo dục pháp luật lên
một vị trí mới. Sự ra đời của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc trong cơ chế thực hiện giáo dục pháp luật; đặc biệt là cơ chế phối hợp, chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, việc huy động nguồn lực, cơ sở vật chất,kinh phí cho cơng tác giáo dục pháp luật. Ngày 04/04/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là những văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng, khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, làm chuyển biến nhận thức, từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, góp phần tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật trong thời kỳ đổi mới.
Ngày 16/7/1998 tại Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Khóa VIII ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [2] theo đó một nội dung
quan trọng Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”. Nghị quyết đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4
nhóm giải pháp lớn, trong đó nhóm giải pháp quan trọng là đẩy mạnh phong
trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” [2]. Trên cơ sở đó, ngày
27/06/2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTP tăng cường cơng tác hịa giải ở cơ sở, trong đó nhấn mạnh tăng cường giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, phát huy những giá trị văn hóa lành mạnh, góp
phần đưa phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” [2] và
các phong trào vận động quần chúng khác đi vào chiều sâu, thiết thực, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao vị trí, vai trị, hiệu quả của cơng tác hịa giải ở cơ sở, quan đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; quan tâm xây dựng mơ hình Tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thơn, điểm đọc sách tại xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các
cụm dân cư; phát huy vai trò của tủ sách dịng họ... để tổ viên Tổ hịa giải có điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.
Trước khi quốc hội ban hành Luật hòa giải cơ sở năm 2013, các quy định về hòa giải ở cơ sở bên cạnh pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành còn nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật khác như: Luật Hơn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, Luật đất đai năm, Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam. Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 và Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/2/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở là căn cứ pháp lý quan trọng trong tổ chức và hoạt động của hịa giải ở cơ sở nói chung và của giáo dục pháp luật
thông qua hoạt động hịa giải ở cơ sở nói riêng.