dương các hòa giải viên và các vụ điển hình hòa giải thành. Phát động phong trào xây dựng làng xóm văn minh, tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong huyện
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh:
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng [20].
Một trong những biện pháp hiện thực hóa báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, UBND huyện Thường Tín chỉ đạo việc thực hiện khen thưởng trong công tác giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở, đây cũng là hình thức động viên, khuyến khích các tổ hòa giải và các hòa giải viên tham gia tích cực hơn nữa. Các hòa giải viên ở huyện Thường Tín phần lớn là nhưng người tự nguyện, hoạt động không vì mục đích kinh tế, họ thường là nhưng người đang công tác ở cơ sở hoặc những người đã cao tuổi, về nghỉ hưu,… đối với họ giá trị tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể sử dụng đài phát thanh của thôn, xóm, cụm dân cư để tuyên dương các hòa giải viên và các vụ điển hình hòa giải thành. Việc khen thưởng kết hợp hài hòa giữa phần thưởng về vật chất và tinh thần để khuyến khích hòa giải viên được khen thưởng và người chưa được khen thưởng.
Để thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các hòa giải viên trong công tác giáo dục pháp luật thì UBND các xã, thị trấn phải bán sát thực tế, theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải và các hòa giải viên để kịp thời khen thưởng, tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích trong giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, thậm chí có thể tuyên dương trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm, tổ dân phố nhằm khích lệ tinh thần. Tránh khen thưởng qua loa, không đúng đối tượng làm triệt tiêu ý nghĩa của công tác thi đua cũng như tinh thần phấn đấu của hòa giải viên. Đồng thời, trên cơ sở hướng dẫn của ủy ban nhân dân huyện, ủy ban nhân dân xã các xã, thị trấn có thể cụ thể hóa các điều kiện, tiêu chuẩn để
khen thưởng đến từng tổ hòa giải để tập thể, cá nhân có căn cứ để phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Hàng năm, huyện Thường Tín phát động các xã thị trấn triển khai các phong trào về xây dựng làng xóm văn minh, tạo môi trường pháp lý lành
mạnh trên địa bàn huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”, “xây dựng Người Hà Nội thanh lịch văn minh” theo Chương trình
số 04-CTr/TƯ ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa
xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011 - 2015" [43], đồng thời tiếp tục “Thực hiện việc cưới theo nếp sống văn minh trên địa bàn Thành phố Hà Nội” [44]
theo Chỉ thị số 11/TU ngày 03/10/2012 của Thành ủy Hà Nội và hàng năm
thực hiện trật tự và văn minh đô thị, giữ sạch đường làng, ngõ xóm, tăng
cường tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Đây là các phong trào thi đua yêu
nước, mang tính rộng lớn. Với sự gắn kết cùng chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào càng trở nên thiết thực trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao nhận thức của nhân dân về chấp hành pháp luật, phát triển văn hoá nông thôn theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hạn chế mâu thuẫn xích mích trong nội bộ nhân dân, tạo môi trường pháp lý lành mạnh ở từng thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư. Thực hiện phong trào các này, hàng năm tổ chức bình xét các danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, góp phần thực hiện tốt nếp sống văn minh, chấp hành pháp luật. Tại những, xóm, gia đình đã được công nhận văn hoá, người dân có ý thức, có trách nhiệm hơn với chính cộng đồng, với chính danh hiệu đã đạt được. Hiện nay, những tiêu chuẩn để được công nhận “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá” ở huyện là: Có đời sống kinh tế ổn định và phát triển; có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh; có môi
trường cảnh quan sạch đẹp; thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phong trào xây dựng làng xóm văn minh, tạo môi trường pháp lý lành mạnh trên địa bàn huyện đã tạo được sức lan toả, thấm sâu vào từng gia đình và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của mỗi người dân, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hướng tới mục tiêu cao cả “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Ở các xã, thị trấn đã có tác động tích cực trong việc xây dựng con người có lối sống lành mạnh, hướng thiện, luôn biết sống vì mọi người, yêu lao động, chăm lo phát triển kinh tế, hạn chế mâu mắc trong nhân dân. Thời gian tới, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện các phong trào, các cuộc vận động để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.