- Thay đổi quan điểm và cách hành xử của cả hai Tổ chức tài chính để điều tiết sự cùng tồn tại hoặc hợp nhất của cả hai tổ chức.
1.2. Thực trạng và xu hướng mua lại, sáp nhập các tổ chức tài chính 1 Trên thế giớ
1.2.1. Trên thế giới
Thị trường M&A đã xuất hiện và phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm trên thị trường thế giới. Trải qua nhiều lần biến động nhất là ở thị trường Mỹ, bắt đầu từ năm 1890 hoạt động M&A ở Mỹ đã trải qua 5 lần biến động tính đến năm 2000. Tiếp sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ thập niên 60 ở thế kỷ 20. Thị trường các nước Châu Âu cịn lại cũng có thị trường M&A từ những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có thị trường M&A thì dường như những “đợt sóng” của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ sẽ kéo theo những đợt sóng mạnh ở thị trường Anh và Châu Âu. Bởi lẽ do sự tồn cầu hóa của nền kinh tế, đồng thời đây là những thị trường kinh tế lớn của thế giới và những thị trường này có liên quan với nhau trong quá trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng M&A trên thế giới diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm thời lắng xuống. Nhưng đến năm 2004, làn sóng M&A lại xuất hiện và liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến sự sôi động trở lại của hoạt động M&A là sự phát triển mạnh của TTCK và việc NHTW các nước áp dụng mức lãi suất thấp. Nguyên nhân chính của vấn đề áp dụng mức lãi suất thấp là do sự khủng hoảng của thị trường tín dụng Mỹ, hệ quả của hoạt động cho vay dễ dãi và ồ ạt để đầu tư vào bất động sản, trong đó có cả các NH lớn như: Merill Lynch, Citigroup, Leman Brothers….Để cứu vãng sự phá sản của các NHTM và nguy cơ suy thoái nền kinh tế Mỹ tạo nên động thái dây chuyền đến các nền kinh tế khác trên thế giới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), NHTW Châu Âu và một
số NHTW khác phải bơm tiền thêm vào hệ thống tài chính. Những khó khăn trong hoạt động cũng đã làm cho nhiều NH lớn phải bán cổ phần cho các NĐT đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới nên cũng làm gia tăng mạnh về giá trị giao dịch của hoạt động M&A trên toàn cầu.
M&A là đang là xu thế tất yếu trong ngành tài chính thế giới. Trong năm 2007 cũng chứng kiến sự ra đời một của một Sàn giao dịch chứng khoán xuyên Đại Tây Dương - NYSE Euronext - Sở Giao dịch chứng khốn lớn nhất thế giới (tính về giá trị vốn hố), đó là kết quả của việc mua lại Euronext với giá 9,96 tỷ USD của tập đoàn New York Stock Exchange (NYSE). NH Hà Lan ABN Amro được NH Anh Barclays mua lại với giá 90,8 tỷ USD. Đây được đánh giá là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tồn cầu và giao dịch xuyên quốc gia tầm cỡ nhất. Vào tháng 5/2007, vụ sáp nhập 22 tỷ euro (tương đương gần 30 tỷ USD) của hai NH Ý để trở thành một trong 10 NH hàng đầu Châu Âu với tổng giá trị lên đến gần 80 tỷ USD với hơn 6.300 chi nhánh tại nội địa1
.
Bảng 1.1: Những thương vụ mua bán NH lớn nhất thế giới
Năm Bên bán Bên mua Giá trị (tỉ USD)
2007 ABN Amro RBS, Santander, Fortis 96.6 (đề nghị) 2007 ABN Amro Barclays 89.7 (đề nghị) 2005 UFJ Holdings Mitsubishi Tokyo Financial
Group 59.1 2004 Bank One JP Morgan Chase 56.9 2003 FleetBoston Financial Bank of America 47.7