Tầm nhìn chiến lược của các tập đoàn tài chính nước ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 95 - 97)

- UOB và PNB:

3.2.5. Tầm nhìn chiến lược của các tập đoàn tài chính nước ngoà

56

Nguồn: Dự thảo lần 3 Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm soạn thảo, xem chi tiết tại: http://www.vibonline.com.vn/vi-

Hoạt động M&A NH tại Việt Nam đã và sẽ thêm phần sôi động là nhờ vào tầm nhìn chiến lược của các NĐT nước ngoài. Họ nhận thấy: thị trường kinh doanh của các NHTM Việt Nam là một thị trường có tỷ suất sinh lợi cao nhưng các NH nội lại chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này. Mặc dù Việt Nam đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng hiện tại cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập NH liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính...Hơn nữa, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong quản lý...nhưng các NH nước ngoài lại chưa thông hiểu thị trường nội địa, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng không dễ dàng để có thể nhanh chóng chiếm được thị phần vốn là thế mạnh của các NH trong nước.

Do đó, việc lựa chọn làm đối tác của những NHTM lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập ngành tài chính Việt Nam của các NĐT nước ngoài. Các NHTM được lựa chọn đều là những NHTMCP hàng đầu,có uy tín, có kết quả làm ăn tốt (ACB, Sacombank, Techcombank…). Đây là một khoản đầu tư lâu dài, đảm bảo sinh lời cao và an toàn. Có thể đó chỉ là mục đích thứ yếu và mục đích chính của các NH, các tổ chức tài chính nước ngoài là tận dụng mạng lưới chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng khắp của các NHTM nội địa, qua đó vừa tiếp cận, tìm hiểu vừa có cơ hội khiến khách hàng quen thuộc với sản phẩm của mình, nắm bắt dần dần thị trường đầy tiềm năng này trước khi thâm nhập hoàn toàn.

Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp và hiện đại của mình, cũng không loại trừ khả năng một số tổ chức tài chính lớn nước ngoài muốn thực hiện các vụ thâu tóm các NHTM Việt Nam và đây đang là những bước đi đầu tiên.

Và cũng có thể vì nhìn thấy được điều đó và sự canh tranh gay gắt sẽ diễn ra trong tương lai giữa các NH nội – ngoại, nên các NH trong nước (kể cả NH lớn) buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng con đường M&A với các tổ chức trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)