Các quy định về mua lại, sáp nhập của Liên minh Châu âu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 56 - 61)

- UOB và PNB:

37 Nguồn: Biểu cam kết cụ thể về Dịch vụ khi Việt Nam gia nhập WTO

2.1.2.1: Các quy định về mua lại, sáp nhập của Liên minh Châu âu:

Ngày 21/12/1989, Quy chế số 4064/1989 về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế được thông qua. Uỷ ban châu Âu cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Quy chế nói trên và một số nội dung của Quy chế đã được sửa đổi bổ sung bởi Quy chế số 1310/97 ngày 30/6/1997. Do nhu cầu cải cách cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế và đúc kết những kinh nghiệm thu được, Quy chế số 139/2004 được ban hành ngày 20/1/2004 thay thế Quy chế 4064/1989. Ngày 7/4/1004, Uỷ ban châu Âu ban hành Nghị định số 802/2004 hướng dẫn thi hành Quy chế số 139/2004.

Người ta phân biệt hai loại hệ thống pháp luật về cạnh tranh: Loại thứ nhất tập hợp những hệ thống pháp luật cạnh tranh mà trong đó cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế được xây dựng dựa trên suy đoán rằng tập trung kinh tế có hệ quả hạn chế cạnh tranh khi chúng tạo ra hoặc tăng cường vị trí thống lĩnh, hoặc gây thêm rào cản gia nhập thị trường. Loại thứ hai gồm những hệ thống pháp luật có phân biệt hai kiểu tập trung kinh tế: một là những dự án tập

trung kinh tế có hệ quả hạn chế cạnh tranh nhưng có thể chấp nhận được vì có đóng góp vào tiến bộ kinh tế, kỹ thuật, công nghệ…hai là những dự án tập trung kinh tế không mang lại tác động tích cực để bù đắp cho hậu quả hạn chế cạnh tranh và do đó phải bị cấm thực hiện. Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế theo Quy chế năm 1989 của Liên minh châu Âu là cơ chế phỏng theo mơ hình Đức và thuộc loại hệ thống pháp luật cạnh tranh thứ nhất.

- Khái niệm về hoạt động tập trung kinh tế: là hoạt động sáp nhập, hợp

nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm toàn toàn bộ hoặc một phần của một hay nhiều doanh nghiệp khác. [19, Đ3]

- Các trường hợp không áp dụng của Quy chế 139/2004:

+ Một số hoạt động mua cổ phần do các TCTD hoặc công ty bảo hiểm không thuộc phạm vi áp dụng Quy chế 139/2004. [19]

+ Việc mua lại tạm thời một số cổ phần được niêm yết trên TTCK (phải bán lại trong thời hạn một năm kể từ ngày mua) không bị coi là hoạt động tập trung kinh tế với điều kiện đây là một trong những hoạt động thường xuyên của tổ chức tài chính và tổ chức tài chính khơng thực hiện quyền bỏ phiếu phát sinh từ số cổ phần mà họ nắm giữ để xác định chiến lược cạnh tranh của Doanh nghiệp liên quan. [19]

- Đối tượng áp dụng thủ tục thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế của Liên

minh châu Âu: là một dự án tập trung kinh tế và phải xác định được rằng dự án

đó có quy mơ Cộng đồng (quy mơ Liên minh). Quy mô Cộng đồng của một dự án tập trung kinh tế được đánh giá trên cơ sở một số tiêu chí định lượng về doanh số ví dụ như: tổng doanh số trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các Doanh nghiệp tham gia dự án vượt quá 5 tỷ euro, tổng doanh số trên phạm vi Cộng đồng của ít nhất hai Doanh nghiệp liên quan vượt quá 250 triệu euro (đây gọi là ngưỡng tối thiểu).[19]

Cũng giống như quy định trong pháp luật Pháp, trong số các tiêu chí đó khơng có tiêu chí nào liên quan đến thị phần. Cách tính doanh số của các Doanh nghiệp liên quan chỉ được sử dụng khi tính doanh số đối với bên mua quyền kiểm soát chứ khơng sử dụng để tính doanh số đối với bên bị mua quyền kiểm soát hoặc đối với những phần tài sản bị mua của bên này. Đối với các NH và các cơng ty bảo hiểm, tiêu chí doanh số được thay thế bằng một số giá trị khác về thu nhập.

- Thẩm quyền của Uỷ ban châu Âu: có thẩm quyền tuyệt đối với những dự án tập trung kinh tế giữa các Doanh nghiệp có doanh số nhỏ hơn mức doanh số được sử dụng làm tiêu chí để xác định quy mơ Cộng đồng nêu trên, áp dụng cơ chế kiểm soát một cửa - chỉ cần thông báo một lần, đến một cơ quan duy nhất là Uỷ ban châu Âu (dù dự án có liên quan đến nhiều quốc gia thành viên và theo nguyên tắc phải được xem xét bởi nhiều cơ quan quốc gia khác nhau). [19]

Trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, duy trì và bảo vệ cạnh tranh là yêu cầu quan trọng hành đầu. Đối với Liên minh châu Âu đây là tiêu chí duy nhất quyết định việc có cho phép hay khơng cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Nếu hoạt động tập trung kinh tế không làm hạn chế một cách đáng kể cạnh tranh thực tế trên thị trường, đặc biệt vì nó khơng tạo ra hoặc khơng củng cố vị trí thống lĩnh thì phải được coi là phù hợp. Một dự án tập trung kinh tế kéo theo việc hình thành vị trí thống lĩnh vẫn có thể được coi là phù hợp khi tất cả đều cho thấy vị trí thống lĩnh này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất vì sẽ có những đối thủ cạnh tranh lớn gia nhập thị trường.

Thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế là thủ tục tiền kiểm chứ khơng mang tính chất hậu kiểm nên cơ quan thực hiện thủ tục kiểm sốt phải tính đến những hành vi hạn chế cạnh tranh có nguy cơ xảy ra. Có quy định rằng chứng

cứ về sự ảnh hưởng của một dự án tập trung kinh tế đối với cạnh tranh phải rõ ràng nhưng đây là điều rất khó vì việc đánh giá ảnh hưởng của dự án kinh tế chỉ mang tính dự báo. Kiểm sốt tập trung kinh tế thực chất có thể coi là một biện pháp có nội dung giới hạn quyền sở hữu mà sự giới hạn quyền sở hữu chỉ hợp pháp và chính đáng khi chứng minh được ở một mức độ chắc chắn về những nguy cơ mà việc thực hiện quyền sở hữu đó gây ra đối với lợi ích cơng.

Cho đến tận thời điểm thông qua Quy chế 139/2004, Uỷ ban châu Âu vẫn không chấp nhận coi lợi ích kinh tế như một căn cứ để cho phép thực hiện dự án tập trung kinh tế. Thậm chí Uỷ ban cịn cho rằng các lợi ích kinh tế phát sinh từ một vụ tập trung kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ tạo lập hoặc củng cố vị trí thống lĩnh trên thị trường. Tuy nhiên sự cần thiết phải tính đến lợi ích kinh tế đã trở thành một xu thế rõ rệt đến mức đòi hỏi phải đi theo hướng áp dụng thủ tục đánh giá tác động kinh tế hoặc ít nhất phải đánh giá một cách tích cực hơn các lợi ích kinh tế. Uỷ ban châu Âu cũng theo xu hướng trên của các cơ quan quản lý cạnh tranh của Mỹ và Pháp, cân nhắc trong các quyết định của mình những lợi ích kinh tế do hoạt động tập trung kinh tế mang lại với điều kiện những lợi ích đó phải đáng kể và có thể kiểm chứng được.

Mọi dự án tập trung kinh tế thuộc phạm vi áp dụng thủ tục kiểm soát của Liên minh châu Âu đều phải được thông báo trước. Hồ sơ thông báo phải được lập theo mẫu và nộp cho Uỷ ban châu Âu ngay sau khi các bên giao kết với nhau về việc tập trung kinh tế - ngay sau khi ký thoả thuận liên kết, thoả thuận mua quyền kiểm sốt [19, Đ4]. Quy chế khơng quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ thông báo nhưng các doanh nghiệp thơng báo càng sớm thì càng có lợi. Theo thơng lệ, tốt nhất nên có thơng báo sơ bộ ngay sau khi các bên thống nhất được với nhau về việc thông báo cho Uỷ ban về ý định của họ. Điều này cho phép bảo đảm có được hồ sơ đầy đủ khi thơng báo chính thức và Uỷ ban có thể đảm bảo được thời hạn xem xét, thạm chí bắt đầu tiến hành

ngay việc hỏi ý kiến của các bên thứ ba về dự án kinh tế nếu các bên thông báo sơ bộ đồng ý.

Thông báo về dự án tập trung kinh tế được công bố công khai để các bên thứ ba có liên quan trình bày ý kiến. Khi cơng bố công khai về việc thông báo, Uỷ ban châu Âu phải bảo đảm khơng tiết lộ bí mật kinh doanh của Doanh nghiệp có liên quan. Bởi vì đại đa số các trường hợp thơng báo đều khong có vấn đề gì lớn về mặt cạnh tranh đến mức phải mở điều tra ở giai đoạn hai nên Uỷ ban có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn khuyến khích các Doanh nghiệp liên quan liên hệ với các bộ phận chức năng của Uỷ ban ngay từ khi thông báo sơ bộ và việc áp dụng thủ tục này cho phép có thể tuyên bố dự án tập trung kinh tế là phù hộ trong thời hạn một tháng kể từ ngày thông báo. [19]

Hành vi không thực hiện nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, cung cấp thơng tin khơng chính xác có thể bị xử lý phạt tiền lên đến 1% tổng doanh số của Doanh nghiệp có liên quan. Hình thức phạt tiền cũng có thể được áp dụng trong trường hợp Doanh nghiệp liên quan không thông báo việc tập trung kinh tế, thực hiện dự án tập trung kinh tế không phù hợp hoặc thực hiện dự án tập trung kinh tế khi chưa có quyết định về tính phù hợp của dự án với mức phạt có thể lên đến 10% tổng doanh số của Doanh nghiệp có liên quan. Uỷ ban châu Âu cũngc ó thể áp dụng biện pháp phạt tiền trong trường hợp chậm trẻ lời yêu cầu cung cấp thông tin với mức phạt có thể lên đến 5% tổng doanh số trung bình ngày của Doanh nghiệp liên quan cho mỗi ngày chậm thực hiện quyết định của Uỷ ban [19].

Sau khi kết thúc quá trình đánh giá dự án, Uỷ ban châu Âu căn cứ vào báo cáo của Uỷ viên phụ trách về cạnh tranh để đưa ra quyết định chính thức về dự án tập trung kinh tế: hoặc tuyên bố dự án không phù hợp hoặc quyết định yêu cầu dở bỏ tập trung kinh tế hoặc cho phép thực hiện dự án tập trung

kinh tế. Việc cho phép có thể kèm theo điều kiện hoặc khơng kèm theo điều kiện, quyết định cho phép cũng có thể nêu rõ cam kết của các bên, và chỉ có giá trị nếu các bên tuân theo những cam kết đó.

Các quyết định của Uỷ ban châu Âu về dự án tập trung kinh tế có thể bị khiếu kiện lên Tồ Sơ thẩm Liên minh châu Âu. Việc khiếu kiện quyết định của Uỷ ban ít khi xảy ra vì thủ tục khiếu kiện thường kéo dài và do vậy không phù hợp với những nhu cầu của Doanh nghiệp.

Trong một số lĩnh vực, sự phát triển của tập trung kinh tế trong một thời điểm nhất định có thể gây nguy cơ đặc biệt. Vì vậy ở từng nước trong Liên minh châu Âu có những quy định riêng về thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực NH đương nhiên bị hạn chế bởi yêu cầu bảo đảm hoạt động ổn định và lâu dài của các TCTD. Theo Luật an tồn về tài chính của Pháp, trong trường hợp giải quyết vụ tập trung kinh tế có liên quan đến một TCTD, một công ty đầu tư vốn hoặc một công ty bảo hiểm thì Bộ trưởng kinh tế bắt buộc phải tham khảo ý kiến Hội đồng cạnh tranh [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)