- UOB và PNB:
1.2.2. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán:
Cùng với sự phát triển của Thị trường tài chính, hoạt động M&A các CTCK tại Việt Nam đã diễn ra khá sôi động. Thêm vào đó, do trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà khởi nguồn là cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ. Các Doanh nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng tương tự do lạm phát tăng cao và tất nhiên là các CTCK cũng không ngoại lệ. Với các CTCK
nhỏ lẻ thì tình hình cịn tệ hại hơn. Các Cơng ty này bị thua lỗ nặng và có thể dẫn đến phá sản. Trong tình cảnh như vậy, sáp nhập các CTCK đã trở thành một giải pháp nhằm giúp các CTCK vượt qua được những khó khăn.
Thực tế cho thấy, tính từ năm 2005 đến nay, các vụ mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực chứng khốn tại Việt Nam có xu hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị giao dịch, với sự tham gia ngày càng nhiều từ các tổ chức nước ngồi. Một số thương vụ điển hình có thể kể đến là:
Ngân hàng Đầu tư RHB, chi nhánh Tập đoàn Ngân hàng RHB (Malaysia), đã hoàn tất việc thỏa thuận mua 49% cổ phần Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Nam, trị giá khoảng 67 tỉ đồng. 29 Công ty TNHH Chứng khoán và Đầu tư Golden Bridge đã mua
6.615 triệu cổ phần, để nắm giữ 49% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhấp và Gọi. 30
Tập đoàn Morgan Stanley của Singapore đã đầu tư 145 tỉ đồng mua 14,5 triệu cổ phần, tương đương 48,33% vốn điều lệ của GSI và đổi tên thành Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Morgan Stanley- Hướng Việt. 31
Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Âu Lạc chính thức bán 4,9 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn điều lệ trong đợt phát hành tăng vốn từ 50 tỷ VNĐ lên 100 tỷ VNĐ cho đối tác nước ngồi là Cơng ty Technology CX (Cayman).32
29 Nguồn: www.saga.vn, “Làn sóng mua bán, sáp nhập cơng ty chứng khoán”, xem chi tiết tại:
http://taichinh.saga.vn/congty/Thautomsapnhap/MA/2436.asset
30 Nguồn: www.vneconomy.vn, “Cơng ty chứng khốn tìm đường “kết hơn” với nước ngồi”, xem chi tiết tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi- tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi-
nuoc-ngoai.htm
31 Nguồn: www.saga.vn, “Làn sóng mua bán, sáp nhập cơng ty chứng khốn”, xem chi tiết tại:
http://taichinh.saga.vn/congty/Thautomsapnhap/MA/2436.asset
32 Nguồn: www.vneconomy.vn, “Cơng ty chứng khốn tìm đường “kết hơn” với nước ngồi”, xem chi tiết tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi- tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt bán hơn 3,8 triệu cổ phần, tương đương 30% vốn điều lệ trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên 128 tỷ VNĐ cho Công ty VietBridge (British Virgin Island).33
Tập đoàn Daiwa Securities Group - DSGI (Nhật Bản) và ANZ trở thành cổ đông chiến lược lớn của Cơng ty Cổ phần Chứng khốn Sài Gịn (SSI).34
Cơng ty Cổ phần Chứng khoán Việt Quốc đã chính thức thơng báo về việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông sáng lập với tổng số vốn chuyển nhượng chiếm 70% vốn điều lệ (tương đương 3.150.000 cổ phần). Toàn bộ số vốn này được chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó TGĐ NHTMCP Đông Nam Á (SeABank).
Cơng ty Chứng khốn Phú Hưng cũng thay đổi cơ cấu sở hữu khi Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn đầu tư Quang Huy thực hiện góp vốn trong đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ VNĐ lên 135 tỷ VNĐ. Với giao dịch mua 1.785.000 cổ phần, Công ty Quang Huy nắm 14,7% vốn điều lệ của Cơng ty Chứng khốn Phú Hưng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoa Anh Đào vừa được UBCK Nhà nước chấp thuận việc chuyển nhượng vốn điều lệ cho 2 tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi. Theo đó, Cơng ty Aizawa Securites Co. Ltd và Công ty Japan Asia Holding Co, Ltd (Nhật Bản), mỗi công ty nhận chuyển nhượng 594.500 cổ phần,
33 Nguồn: www.vntrade.com, “Nhiều công ty chứng khốn bán cổ phần cho nước ngồi”, xem chi tiết tại:
http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-29729.htm
34 Nguồn: www.vneconomy.vn, “Cơng ty chứng khốn tìm đường “kết hơn” với nước ngồi”, xem chi tiết tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi- tại: http://www.vneconomy.vn/20090205100517357P0C7/cong-ty-chung-khoan-tim-duong-ket-hon-voi-
tương đương 14,5% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hoa Anh Đào. 35
Nhìn chung, những thương vụ mua bán cổ phần diễn ra trong thời gian vừa qua trên lý thuyết là tìm cổ đông chiến lược nhưng đằng sau những thương vụ mua bán này, thực chất lại liên quan đến việc các đối tác nước ngồi muốn thâu tóm và sáp nhập các CTCK Việt Nam.
Có thể liệt kê ra đây một số lý do chính tạo nên làn sóng M&A các CTCK Việt Nam thời gian qua:
- Cả nước hiện có khoảng 105 CTCK hoạt động, với xấp xỉ 500.000 tài khoản 36
. Các CTCK mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín đang ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh không đem lại lợi nhuận cao như trước đây, đồng thời trong thời điểm Thị trường chứng khốn gặp nhiều khó khăn, các CTCK có quy mơ nhỏ, hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, trình độ nhân lực yếu…do cạnh tranh khốc liệt nên đã có nhiều CTCK thua lỗ. Từ đó, các Cơng ty đã chọn con đường M&A.
- Thị trường tài chính Việt Nam nói chung và Thị trường M&A nói riêng trở nên minh bạch hơn, từ đó thu hút được nhiều NĐT trong nước lẫn ngồi nước. Trong khi đó, lãi suất của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thấp, góp phần đẩy các tổ chức, cá nhân “giót” tiền thêm vào các cơng ty để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu thay cho việc gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi. Dòng vốn của các Quỹ đầu tư tư nhân, cũng như các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới ngày càng tăng, thúc đẩy hoạt động M&A một cách đáng kể, trong đó có hoạt động M&A đối với các CTCK.
35 Nguồn: www.stox.vn, “Mua bán, sáp nhập Cơng ty Chứng khốn: Sắp có khung pháp lý”, xem chi tiết tại: http://stox.vn/stox/view_news_detail/38451/1/208/mua-ban-sap-nhap-ctck-sap-co-khung-phap-ly.stox tại: http://stox.vn/stox/view_news_detail/38451/1/208/mua-ban-sap-nhap-ctck-sap-co-khung-phap-ly.stox 36
- Đối với các CTCK Việt Nam, M&A giúp các công ty tận dụng tối đa sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm cũng như các thế mạnh về công nghệ thông tin của các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài. Hoạt động M&A ở đây được xem như một công cụ chiến lược để phát triển hay tái cấu trúc lại các CTCK, do sau khi M&A, lợi ích của các bên tham gia thu được là rất lớn. Đó là sự tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi gia tăng thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân lực... Các CTCK hợp nhất còn bổ sung cho nhau những thế mạnh của mình như thương hiệu, cơ sở khách hàng - những yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh chứng khoán.
- Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, M&A là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để thâm nhập TTCK Việt Nam. Trong đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã đồng ý cho phép những nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán cung cấp qua biên giới một số dịch vụ liên quan đến chứng khoán như thơng tin tài chính, các dịch vụ trung gian và hỗ trợ kinh doanh chứng khoán…; cho phép thành lập liên doanh 49% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, sau 5 năm gia nhập WTO, Việt Nam mới cho phép thành lập cơng ty 100% vốn nước ngồi và chi nhánh để cung cấp dịch vụ chứng khoán đối với một số loại hình dịch vụ như quản lý tài sản, thanh toán, tư vấn liên quan đến chứng khốn, trao đổi thơng tin tài chính 37. Do đó, M&A các CTCK là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài bước đầu xâm nhập thị trường. Ngoài ra, hiện nay với sự sụt giảm của Thị trường chứng khoán, mức giá đã trở nên hợp lý hơn cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài muốn thực hiện việc mua lại, thậm chí có thể mua thấp hơn giá trị thực của công ty.
Bên cạnh hoạt động M&A các CTCK, hoạt động M&A trong lĩnh vực Quản lý Quỹ cũng đã bắt đầu diễn ra. Khởi đầu cho hoạt động M&A trong lĩnh vực này là thỏa thuận giữa Indochina Capital và Dragon Capital. Ngày