TS Trịnh Quốc Trung, “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 31 - 34)

- Thay đổi quan điểm và cách hành xử của cả hai Tổ chức tài chính để điều tiết sự cùng tồn tại hoặc hợp nhất của cả hai tổ chức.

3 TS Trịnh Quốc Trung, “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lạ

trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam”, xem chi tiết tại:

USD. Bank of America sẽ phát hành thêm 1,71 tỷ cổ phiếu phổ thông tương đương với 24,1 tỷ USD, và 359.100 cổ phiếu ưu đãi trong vụ sáp nhập này. Mỗi cổ phiếu Merrill tương đương 0,8595 cổ phiếu của Bank of America. Sự sáp nhập đã chấp dứt hơn 94 năm hoạt động động lập của Merrill, tức là kết thúc một năm buồn trên Wall Street khi cả top 5 NH đầu tư lần lượt bị thơn tính, phá sản hoặc thay đổi cấu trúc hoạt động. Với các hoạt động mơi giới, tín dụng, đầu tư NH, vay thế chấp, các hoạt động quản lý tài sản và các khoản nợ, sẽ biến Bank of America trở thành NH lớn nhất nước Mỹ.

Bank of America cũng sẽ nắm gần 50% cổ phần của Merrill trong hãng quản lý tiền tệ đầy sức mạnh BlackRock Inc. Song sự sáp nhập này cũng tạo ra nhiều thách thức mới cho Bank of America, khi mà cổ phiếu của họ đã mất 66% trong năm trước do tình hình chung của thị trường tài chính. Trong khi đó, Bank of America và Merrill cùng nhận được 25 tỷ USD vốn vay từ Bộ Tài chính theo kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Trước khi mua Merrill, Lewis đã chi gần 110 tỷ USD để mua FleetBoston Financial Corp, hãng tín dụng MBNA Corp, LaSalle Bank Corp, U.S. Trust và Countrywide. 4

Tại Hà Lan: ABN AMRO, được thành lập năm 1824, là một trong

những NH lớn nhất châu Âu, và tiến hành hoạt động trên toàn thế giới. NH này được hình thành từ vụ sáp nhập hai NH Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO). Công ty ABN AMRO Holding N.V. là công ty mẹ, được niêm yết trên sàn Euronext Amsterdam và NYSE. Công ty con chính của ABN AMRO Holding N.V. là NH ABN AMRO N.V. ABN AMRO xếp thứ 8 tại châu Âu và xếp thứ 13 thế giới về tổng tài sản, với 4.500 chi nhánh trên 53 quốc gia, với khoảng 110.000 nhân công và tổng tài sản 999 tỉ Euro. 5

4 Nguồn: Cơng ty cổ phần Chứng khốn FPT, “Bank of America - ngân hàng lớn nhất thế giới”, xem chi tiết tại:http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2009/01/3B9BB961/ tiết tại:http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2009/01/3B9BB961/

5 Nguồn: Saga.vn, “Thương vụ sáp nhập ngân hàng ABN AMRO”, xem chi tiết tại:

ABN AMRO đã đối mặt với nhu cầu chuyển mình mang tính bước ngoặt từ đầu năm 2007. NH này vẫn chưa tiến gần tới mục tiêu tự đặt ra năm 2000 là nằm trong top 5 trong số những tập đồn cùng quy mơ, lấy tiêu chuẩn là ROE. Đây là mục tiêu mà Rijkman Groenink, giám đốc điều hành vừa được bổ nhiệm thời điểm đó, đặt ra. Từ 2000 tới 2006, giá cổ phiếu ABN AMRO có phần trì trệ. Kết quả tài chính của năm tài chính 2006 đã làm dấy lên mối quan ngại về tương lai của NH. Chi phí hoạt động tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu hoạt động, cho thấy càng mở rộng quy mô sẽ càng làm giảm hiệu quả. Hiệu suất đã giảm sút đến mức 69.9%. Tỉ lệ tăng các khoản nợ khó địi hàng năm là 192%. Lợi nhuận rịng chỉ được đẩy lên khi liên tục bán tài sản.

Sau một loạt những kêu gọi M&A hoặc giải thể, với mối lo ngại rằng giá cổ phiếu của ABN AMRO không phản ánh giá trị thực tế của tài sản cơ sở, cuối cùng vào ngày 23/4/2007, Barclays đã công bố thoả thuận mua lại ABN AMRO.

Các thương vụ M&A mà ABN AMRO đã tiến hành6

Năm 2005, ABN AMRO mua Banca Antonveneta của Italy, vốn là một đối tác trong nhiều năm và có cơ sở khách hàng gần giống ABN AMRO.

Tháng 1/2007, NH đã bán Tập đoàn Cầm cố ABN AMRO, một trong những công ty dịch vụ cầm cố đứng đầu nước Mỹ, cho Citigroup.

Banco Real, một công ty con của ABN AMRO tại Brazil, đã mua lại Sudameris, một NH cùng quy mô tại Brazil.

Tháng 3/2007, NH Hà Lan này đã tuyên bố trả 227 triệu USD để có được 93.4% cổ phần tại NH Prime Bank tại Pakistan, và sẽ sẵn sàng tham gia đấu thầu để mua phần còn lại.

Tại Pháp: Hai NH hàng đầu của Pháp là Caisse d"Epargne và Banque

Populaire đã thông báo về việc sáp nhập để thiết lập một NH lớn thứ 2 ở nước

6 Nguồn: www. Saga.vn, “Thương vụ sáp nhập ngân hàng ABN AMRO”, xem chi tiết tại:

này vào ngày 26/02/2009. Việc sáp nhập với Banque Populaire sẽ tạo ra một tập đoàn NH, với tổng vốn cổ phiếu 40 tỷ euro (55 tỷ USD).7

Tại Nhật Bản: Các công ty kinh doanh trên lĩnh vực bảo hiểm tại Nhật

Bản đang lên kế hoạch sáp nhập nhằm tạo ra một quỹ kinh doanh bảo hiểm giá trị lớn.

Sompo Japan Insurance, công ty bảo hiểm lớn thứ ba Nhật Bản, đã sáp nhập cùng công ty đứng thứ năm trong ngành bảo hiểm là Nippon Koa Insurance vào năm 2010, và tạo ra ngân sách bảo hiểm trị giá hơn 2.000 tỷ yên. Các công ty bảo hiểm khác như Tập đoàn bảo hiểm Mitsui Sumitomo Insurance, Aioi Sompo và Nisseido Sompo cũng đã hợp nhất vào tháng 4/2010, trở thành công ty kinh doanh bảo hiểm lớn thứ ba thế giới. 8

Hiện nay, thị trường bảo hiểm tại Nhật Bản đang gặp khó khăn do tình trạng lão hóa dân số và lượng ơ tơ đóng bảo hiểm giảm sút. Trong khi đó, kinh phí chi trả cho những vụ việc khơng đóng bảo hiểm lại gia tăng, khiến yêu cầu tái cơ cấu hoạt động kinh doanh bảo hiểm trở nên cần thiết đối với các công ty bảo hiểm Nhật Bản.

Sompo Japan Insurance và Nippon Koa Insurance cho biết họ đã đạt được thỏa thuận cơ bản trong việc hợp tác. Hai công ty này hiện chiếm đa số thị phần bảo hiểm cá nhân tại Nhật Bản. Sompo Japan Insurance còn giữ lợi thế về bảo hiểm ô tô và bảo hiểm hỏa hoạn, trong khi Nippon Koa lại có ưu thế về khả năng bán bảo hiểm thông qua các tổ chức tài chính như NH địa phương. Việc hợp nhất hai công ty bảo hiểm này được đánh giá sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao trên thị trường bảo hiểm Nhật Bản. Ngoài ra, kế hoạch sáp nhập cũng sẽ giúp hai công ty hướng ra thị trường nước ngoài, vốn đang được đánh giá sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn so với thị trường Nhật Bản.

7 Nguồn: www. Saga.vn, “Ngành ngân hàng Pháp chờ đợi một vụ sáp nhập lớn”, xem chi tiết tại:

http://taichinh.saga.vn/TinTheGioi/taichinhquocte/taichinhchauau/14456.asset

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)