Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường hoạt động kinhdoanh của doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu về năng lực động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huế (Trang 35 - 38)

Bảng 1 .1 Những định nghĩa về nănglực động

Bảng 1.5 Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường hoạt động kinhdoanh của doanhnghiệp

Yếu tố đo

lường Chỉ tiêu đo lường

Hiệu quả Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Sự thay đổi doanh thu trên sự thay đổi của một đơn vị chi phí (dR/dC)

Suất nội hồn (IRR)

Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT)

Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu

Sự tăng trưởng Sự tăng trưởng doanh số Sự thay đổi lao động Sự tăng trưởng thị phần

Sự phát triển sản phẩm/quy trình mới Sự phát triển thị trường

Sự tăng trưởng biên lợi nhuận

Sự phát triển tài chính theo thời gian Sự phát triển tài sản

Sự thay đổi của lợi nhuận trên doanh số bán

Sự tăng trưởng lợi nhuận

Sự phát triển nguồn vốn hiện tại Sự tăng trưởng thu nhập

Lợi nhuận Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận trên doanh số bán hàng Biên lợi nhuận ròng

Lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận của ngành

Thu nhập từ trị giá cổ phiếu

Lợi nhuận tương đốiso với đối thủ Lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kế hoạch

Quy mô/Khả năng thanh khoản Số lao động Doanh thu gộp Thị phần bán hàng Dòng tiền ròng

Dòng tiền tương đối so với đối thủ cạnh tranh

Thành công/Thất bại

Thời gian tồn tại trên thị trường Yếutố khác Số lượng các sáng chế được áp dụng

Hiệu quả hoạt động

Sự phát triển của các đối tác chiến lược

Sự hài lòng của khách hàng Sự ổn định tài chính

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Một số nghiên cứu trong nước như là nghiên cứu của Nguyên Minh Tâm (2019) và của Lê Thị Phương Thảo (2016) trên cơ sở nhạn thức được tính tồn diện của bốn phương diện này trong việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên đã tiến hành xây dựng thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào mơ hình thẻ điểm cân bằng đề xuất bởi Kaplan & Norton (1993) với 11 biến quan sát cho 4 phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học tập- phát triển. Thẻ điểm cân bằng là một công cụ được dùng để mô tả, ứng dụng và quản trị chiến lược ở mọi góc độ trong tổ chức. Nó giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển một hệ thống đánh giá và đo lường hoạt động kinh doanh tốt hơn và toàn diện hơn việc chỉ sử dụng các cơng cụ tài chính, định lượng. Có thể nói rằng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trong mơ hình này đáp ứng được 3 chức năng cơ bảntrong tổ chức là hệ thống đo lường, hệ thống quản trị chiến lược và là công cụ để truyền thông và giao tiếp. Điểm nổi bật của phương pháp này là khả năng chuyển tải vàứng dụng tầm nhìn, chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu hành động và hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính một cách dễ hiểu.

Tóm lại, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phần quan trọng được sử dụng để phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá và đo lường biến số này là khơng đơn giản bởi vì nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, chỉ tiêu tài chính bao gồm doanh thu, lợi nhuận, thị phần, ROA, ROI hay ROE được sử dụng rấtphổ biến.

1.4. Quan hệ giữa năng lực động với kết quả doanh nghiệp

Năng lực động là việc sử dụng các nhân tố tiềm năng để nhằm đáp ứng các thay đổi của môi trường kinh doanh. Việc đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm giúp cho doanh nghiệp xâm nhập, duy trì, củng cố và phát triển để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, trong quan hệ với kết quả kinh doanh có thể xem việc sử dụng các nguồn lực tạo ra năng lực động doanh nghiệp là nguyên nhân, nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh đạt được thông qua việc thực thi các chiến lược, chiến thuật trong kinh doanh. Các nghiên cứu khác nhau xem xét năng lực động dưới nhiều góc cạnh và cho thấy các nhân tố tạo ra năng lực động cóảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Keh và cộng sự, 2007; Krasnikov & Jayachandra, 2008; Ortega & Villaverde, 2008; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009; Zhou & Li, 2010; Lin & Huang, 2012).

Đo lường kết quả kinh doanh có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là mức độ đạt được các mục tiêu (Buzzell & Gale, 1987; Cyer & March, 1992). Dựa vào lý thuyết hành vi tổ chức (Cyer & March, 1992) mục tiêu của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như lợi nhuận, tăng trưởng thị phần, doanh thu và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh sẽ được đánh giá trên mức độ đạt được của các mục tiêu của tổ chức (Hult và cộng sự, 2004). Hiểu theo nghĩa này kết quả kinh doanh bao gồm cả kết quả kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận) đạt được và các mục tiêu chiến lược (thị phần, phát triển bền vững của doanh nghiệp). Đặc biệt, khía cạnh phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh ở đây được xem xét các mục tiêu phát triển doanh nghiệp hướng tới cân bằngba nhân tố cơ bản là “con người”, “môi trường trái đất” và “lợi nhuận” (mơ hình 3P: People, Planet, Profit) (Elkington, 1997). Khía cạnh con người đề cập đến vấn đề sử dụng nhân lực, phân chia lợi nhuận, đảm bảo phúc lợi, chăm lo đời sống và quyền lợi của người lao động trực tiếp cũng như người lao động trong chuỗi cung cấp và vùng nguyên liệu. Khía cạnh mơi trường đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường bền vững, giảm các lãng phí, tiết kiệm năng lượng và tích cực sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu tái sinh. Khía cạnh lợi nhuận doanh nghiệp đề cập đến việc đạt được lợi nhuận thông qua năng suất lao động, năng suất sử dụng vốn… nângcao chất lượng sản phẩm và dịchvụ.

Thông qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ trước cho thấy cả 06 nhân tố nănglực động đều có ảnh hưởng tới quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khóa luận Nghiên cứu về năng lực động ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Huế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)