khiếu nại của công dân trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành chưa dành một điều khoản cụ thể để quy định về các nguyên tắc phải tuân thủ trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại nhưng rải rác trong các điều, khoản của Luật này vẫn quy định những nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền khiếu nại của công dân và đảm bảo hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xuất
phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm của nền hành chính quốc gia, truyền thống pháp lý, tâm lý người Việt Nam và quy định của pháp luật hiện hành, Tác giả cho rằng để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của cơng dân, trong q trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều 12 Hiến
pháp năm 1992 quy định:
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xứ lý theo pháp luật [23].
Trên cơ sở quy định này, Điều 4 của Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: "Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời" [26]. Như vậy, tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước là yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật về khiếu nại và pháp luật khác có liên quan.
Thứ hai: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật. Đây là một nguyên
tắc cơ bản, quan trọng được ghi nhận tại Điều 52 của Hiến pháp năm 1992: "Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật". Việc giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện và đồng thời đây cũng là cơ quan có quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu nại. Vì vậy, trên thực tiễn khi thụ lý giải quyết các vụ việc khiếu nại của
cơng dân, người có thẩm quyền giải quyết rất dễ có xu hướng bao che, dung túng mình hoặc cán bộ cơng chức của mình, dẫn đến tình trạng áp đặt, mệnh lệnh trong giải quyết khiếu nại. Vì vậy, nguyên tắc này cần phải được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ, nhằm đảm bảo các bên tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại đều bình đẳng trước pháp luật.
Thứ ba: Nguyên tắc dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động
lực để giải quyết khiếu nại của công dân một cách có hiệu quả. Nguyên tắc dân chủ trong giải quyết khiếu nại hành chính là nguyên tắc "lấy dân làm gốc", cho nên có thể coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc
xem xét, giải quyết các khiếu nại hành chính của cơng dân. Thực hiện ngun tắc này, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và kiên quyết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại; đồng thời phải tổ chức cho các bên có quyền và nghĩa vụ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại.
Thứ tư: Nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan. Đây là một nguyên
tắc cơ bản của việc giải quyết khiếu nại. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tuân thủ nguyên tắc này nhằm hướng đến một kết quả giải quyết khiếu nại chính xác, hiệu quả. Để xác định được sự thật, khách quan của vụ việc, địi hỏi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành các bước thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ, đối chiếu các quy định pháp luật, tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với các bên liên quan v.v... nhằm xác định đúng bản chất của vụ việc, trên cơ sở đó đưa ra quyết định giải quyết đúng đắn, không phụ thuộc vào ý muốn của các bên đương sự.
Thứ năm: Nguyên tắc công khai minh bạch: Cũng xuất phát từ cơ
chế giải quyết theo "kiểu vừa đá bóng, vừa thổi cịi" nên việc giải quyết khiếu nại hành chính dễ sa vào tình trạng khép kín trong nội bộ các bộ cơ quan nhà
nước. Vì vậy, trong quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền cần tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch. Đây là một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo người khiếu nại tiếp cận được các thông tin, biết các cơ sở mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ để giải quyết khiếu nại của mình, đưa ra những chứng cứ chứng minh, yêu cầu người giải quyết khiếu nại xem xét kỹ lưỡng mọi yêu cầu của mình, cũng như biết được các cơ sở để thực hiện quyền khiếu nại tiếp theo; đồng thời, thực hiện ngun tắc này, sẽ xóa bỏ tình trạng giải quyết khiếu nại mang tính khép kín trong cơ quan nhà nước, hạn chế tình trạng các cơ quan nhà nước bao che, dung túng lẫn nhau.
Thứ sáu: Nguyên tắc giải quyết khiếu nại phải kịp thời, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý: Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đầy đủ về trình tự,
thời gian các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải tiến hành giải quyết khiếu nại của công dân. Tuân thủ nguyên tắc này, có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần khẩn trương xác minh, thẩm tra để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại của công dân trong thời gian sớm nhất, nhằm khôi phục một cách kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (nếu khiếu nại đúng) hoặc ngăn chặn kịp thời các hậu quả do quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại gây ra. Bên cạnh đó, các quyết định giải quyết khiếu nại phải bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý.
Thứ bảy: Nguyên tắc kết hợp giữa giải quyết khiếu nại với tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục: Đây là một nguyên tắc cần được chú ý tuân
thủ trong quá trình giải quyết khiếu nại, nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của nước ta hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn chính sách, pháp luật thay đổi thường xun và có nhiều bất cập; từ đặc điểm trình độ am hiểu pháp lý của một bộ phận người dân chưa cao, nên tình trạng người khiếu nại khơng tn thủ quy định về thủ tục khiếu nại; khiếu nại kéo dài, vượt cấp diễn ra phổ biến. Vì vậy, trong quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan, người có thẩm quyền cần kết hợp giữa giải quyết khiếu nại với tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục để người dân hiểu và chấp hành pháp luật, nhằm kéo giảm tình trạng khiếu nại khơng đúng thẩm quyền, khiếu nại đông người, kéo dài.