Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 37 - 39)

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo thì cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính được thực hiện như sau:

(i) Phát sinh khiếu nại lần đầu và giải quyết khiếu nại lần đầu;

(ii) Phát sinh khiếu nại lần thứ hai và giải quyết khiếu nại lần thứ hai; (iii) Khởi kiện vụ án ra Tịa hành chính.

Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng là một dạng khiếu nại hành chính mà cơ chế giải quyết của nó được quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó: (i) Người bị thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật (phát sinh khiếu nại lần đầu); (ii) Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn theo quy định mà người có

thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu khơng giải quyết thì người bị thu hồi đất có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu để được giải quyết (phát sinh khiếu nại lần hai) hoặc khởi kiện vụ án ra Tòa án. Đối với quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu người khiếu nại khơng đồng ý thì khởi kiện vụ án ra Tịa án cùng cấp.

Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, tại Điều 7 quy định về trình tự khiếu nại như sau: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại khơng đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại khơng được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Theo các quy định trên thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người, cơ quan có thẩm quyền bất cứ lúc nào nếu họ có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của người, cơ quan nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. So với Luật Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì Luật Khiếu nại năm 2011 có hướng mở rộng quyền khiếu kiện vụ án hành chính qua Tịa hành chính từ khi phát hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính xâm phạm đến quyền lợi của người khiếu nại.

Sơ đồ 1.1: Các bước khiếu nại hành chính

Nguồn: Theo Luật Khiếu nại năm 2011.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khiếu nại hành chính và việc giải quyết khiếu nại hành chính trong việc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)