xuyên, phức tạp, thậm chí khiếu nại đơng người, trở thành điểm nóng, gây mất trật tự, an ninh xã hội.
2.1.2. Tình hình khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo nhận định của Bộ Chính trị:
Tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong đó, khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp lên Trung ương tăng, với tính chất gay gắt, quyết liệt và được tổ chức chặt chẽ hơn. Trong số các vụ khiếu nại, tố cáo phần lớn có nội dung liên quan đến đất đai, nhất là đất đai thu hồi để xây dựng khu cơng nghiệp, khu đơ thị, cơng trình cơng cộng, làm đường giao thông…[14]. Theo thống kê cho thấy, tình hình tiếp cơng dân năm 2006, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp 5.391 lượt cơng dân đến khiếu nại, tố cáo (khiếu kiện) với 3.045 vụ, việc. Năm 2007 đón tiếp 7.170 lượt người với 3.173 vụ, việc. Năm 2008 tiếp 7.258 lượt người với 2.621 vụ, việc. Sang năm 2009, số vụ, việc khiếu kiện tuy có ít hơn những năm trước, nhưng diễn biến có chiều hướng phức tạp hơn, thậm chí đã có vụ, việc mang tính bạo động, quá khích, mang màu sắc chính trị và tơn giáo. Có vụ, việc căng thẳng đến mức vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép. Hầu như khơng ngày nào khơng có người đi khiếu kiện dai dẳng, bức bối.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ về tình hình, kết quả cơng tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 1.571.505 lượt người khiếu nại và tố cáo; tiếp nhận và xử lý 672.990 đơn thư. Các địa phương đã tiếp 1.333.474 lượt người với 775.744 vụ việc, trong đó tiếp dân thường xuyên là 1.060.276 lượt với 624.372 vụ việc và 7.244 đồn đơng người; lãnh đạo các cấp tại địa phương tiếp định kỳ và đột xuất được 273.198 lượt người với 151.372 vụ việc và 4.057 đồn đơng người với 3.118 vụ việc.
Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đồn đơng người, số vụ việc; từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011, tỷ lệ tăng là 26,4%; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoàn năm 2011, tỷ lệ tăng là 64,5%. Sự gia tăng các khu vực không đồng đều; khu vực phía Bắc tuy số vụ việc giảm 6,3%, nhưng số đồn đơng người tăng cao nhất (99%); khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng 64,2% số vụ việc, 66,4% số đồn đơng người; khu vực phía Nam tăng 17,5% số vụ, 31,9% số đồn đơng người. Về tính chất, mức độ phức tạp mặc dù so với những năm 2006-2007 tình hình khiếu nại, tố cáo từ năm 2008- 2011 ở một số địa bàn có giảm, nhưng nhìn tổng quan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gây gắt, biểu hiện rõ nét nhất là số đồn đơng người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại vượt cấp đến Trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gởi tràn lan mang tính phổ biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Đảng...) [30].
Riêng trong năm 2009:
Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 307.797 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (có 2.510 lượt đồn đơng người);
tiếp nhận 206.105 đơn, thư khiếu nại, tố cáo. So với năm 2008 số lượt công dân đến khiếu nại giảm 7,48%; số lượt đồn đơng người tăng 48,8%; số lượt đơn, thư tăng 11%. Về khiếu nại có 33/62 địa phương giảm, 29/62 địa phương tăng. Phần lớn nội dung khiếu nại xảy ra trên lĩnh vực đất đai (khiếu nại thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; khiếu nại đòi lại đất cũ; tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân), chiếm 61% số việc khiếu nại [11].
Ngồi ra cịn có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại "liên kết" với nhau để khiếu nại đông người nhằm tạo nên sức ép lên các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đơng người có những hành vi quá khích, gây rối (mang theo băng rôn, biểu ngữ, diễu hành trên đường phố, tụ tập trước trụ sở các cơ quan Trung ương, trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước...). Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị - xã hội tại một số địa phương trong một số thời điểm. Trong một số trường hợp đã xuất hiện mâu thuẫn phát sinh giữa người dân với chính quyền, giữa người dân với nhà đầu tư. Trong nhiều dự án do tác động của tình hình khiếu nại, tố cáo nên đã làm cho các dự án bị chậm triển khai, kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế- xã hội. Một số vụ khiếu kiện người dân thể hiện thái độ sẵn sàng đối đầu, bất phục tùng chính quyền, thậm chí hăm dọa cán bộ có trách nhiệm. Điều đáng lo ngại là tình hình khiếu nại, tố cáo đã tác động tiêu cực vào tâm lý, hành động của cán bộ vào đời sống xã hội và niềm tin của một bộ phận không nhỏ nhân dân, cán bộ đối với chính quyền, địi hỏi phái được quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Bên cạnh việc gửi đơn thư khiếu nại riêng lẻ theo quy định của pháp luật, việc khiếu nại đông người, vượt cấp là một thực trạng đáng chú ý trong bức tranh tổng thể về khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay. Nó phát sinh
chủ yếu trên lĩnh vực giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư diễn biến ngày càng phức tạp, làm phát sinh điểm nóng, gây mất trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê, từ năm 1999 đến 2005, cả nước có trên 2000 đồn khiếu kiện đơng người, vượt cấp lên Trung ương. Các cơ quan hành chính các cấp đã tiếp nhận gần 2 triệu lượt cơng dân đến trình bày, khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ảnh. Tại trụ sở tiếp công dân Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 100 ngàn lượt người và 300 đồn đơng người khiếu kiện lên Trung ương. Số lượng khiếu nại tố cáo tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước liên tục tăng từ năm 1999 đến năm 2002, đặc biệt là năm 2001 và 2002 hàng năm lượng người khiếu nại vượt cấp tăng 20%. Qua tổng hợp cho thấy 60% khiếu nại về đất đai, nhà ở, trong đó, nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng …[27]. Từ năm 2006 đến cuối năm 2008, tình hình khiếu nại, tố cáo tiếp tục diễn biến phức tạp với những biểu hiện bức xúc:
Khiếu nại đông người vượt cấp lên Trung ương nhiều và có chiều hướng gia tăng, với tổng số 41.750 lượt người và 939 lượt đồn đơng người; riêng năm 2006 có 554 đồn, tăng 31% so với năm 2005; trong 9 tháng đầu năm 2007 có 385 lượt đồn đơng người của 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [49].
Ủy ban pháp luật của Quốc hội khi thực hiện công tác giám sát về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2009 nhận định:
…Dù tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số Bộ, ngành, địa phương có mức giảm rõ rệt, song ở một số Bộ, ngành, địa phương khác số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo lại tăng cao đồng thời số lượng các đồn khiếu kiện đơng người có chiều hướng tăng đột biến ở địa phương 79,13% và ở Bộ, ngành Trung ương
tăng 64,5% so với năm 2008. Tính chất phức tạp của một số vụ việc khiếu kiện đông người ngày càng tăng, một số trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lơi kéo, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và gây mất trật tự an tồn xã hội [47].
Bức tranh chung về khiếu nại đơng người, vượt cấp trên cả nước có thể khái quát như sau:
Ở một số địa phương xảy ra những việc khiếu nại đông người, diễn ra trên địa bàn nhiều xã rất phức tạp, kéo dài, trở thành điểm nóng. Từ năm 2002 trở lại đây, số lượng vụ việc khiếu nại có lúc tăng, lúc giảm nhưng tính chất vẫn phức tạp, gay gắt, vẫn có những vụ kéo dài nhiều năm, số đoàn khiếu nại lên Trung ương vẫn cịn nhiều. Các đồn khiếu nại với đông người tham gia tập trung một số địa phương như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hịa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh, có đồn lên đến hàng ngàn người; một số đoàn căng khẩu hiệu, biểu ngữ, ở lại nhiều ngày, tập trung trước trụ sở cơ quan Trung ương, đi diễu hành trên đường phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tập trung trước nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa đơn, địi được tiếp, trong đó có một số đồn có thái độ rất gay gắt, quyết liệt, mặc dù cán bộ tiếp dân hướng dẫn, giải thích nhưng cơng dân khơng nghe và không chịu vào trụ sở tiếp công dân để được xem xét. Các năm tiếp theo, tình hình khiếu nại đơng người vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ gay gắt hơn. Các đồn khiếu nại đơng người gần đây nội dung chủ yếu liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, do đất bị thu hồi giá đền bù thấp, khu tái định cư khơng bảo đảm, đời sống, việc làm khó khăn [49]. Khiếu nại đơng người nói chung và khiếu nại đông người về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một hiện tượng xã hội đã, đang và sẽ tồn tại ở
nước ta. Tuy nhiên hiện nay Luật Khiếu nại, tố cáo chưa có có quy định gì về thủ tục giải quyết khiếu nại của nhiều người cùng một lúc. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu để có những biện pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả, trong đó then chốt là giải pháp dùng pháp luật để điều chỉnh hiện tượng xã hội này sao cho phát huy được mặt tích cực; hạn chế, ngăn chặn, xử lý những mặt tiêu cực, để đưa loại hình khiếu nại này vào trật tự pháp luật.
Không chỉ ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, tình hình khiếu nại trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng diễn ra phức tạp và chiếm số lượng lớn trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính nói chung. Theo khảo sát tại tỉnh Quảng Nam trong 05 năm (từ 01/5/2007 đến 30/5/2011), tổng số đơn, thư khiếu nại hành chính tỉnh Quảng Nam đã nhận là 13.235 đơn, trong đó đơn, thư khiếu nại về bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư là 5.403 đơn, chiếm 40,82%... Việc tiếp nhận và xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đều được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục, thời hạn theo quy định. Kịp thời hướng dẫn cụ thể cho người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền, giải đáp thắc mắc và thụ lý giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật…).
Có thể nói, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các năm qua diễn biến phức tạp nhưng với sự vận hành thống nhất đồng bộ của cả hệ thống chính trị, cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền trung bình hàng năm đạt hơn 90%. Tỷ lệ các vụ thuộc thẩm quyền đã giải quyết qua các năm đều được tăng lên. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã khơi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Thu về cho ngân sách nhà nước và trả lại cho nhân dân với giá trị tài sản lớn. Điều quan trọng hơn đó là qua cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, các sở, ban, ngành, địa phương đã kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai sót trong quản lý kinh tế, những khiếm khuyết trong
quản lý nhà nước; sửa đổi bổ sung kịp thời những chế độ chính sách cho phù hợp với thực tiễn; xử lý, giáo dục những cá nhân vi phạm.
Ngoài việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của mình, từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các huyện đều thành lập Tổ tư vấn hoặc Hội đồng tư vấn để xem xét, kết luận và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền. Góp phần đem lại hiệu quả cao, làm giảm đến mức thấp nhất việc giải quyết oan sai và đơn thư tồn đọng. Giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã góp phần tích cực vào việc giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội, thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp nhưng một số đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của toàn tỉnh như: Điện Bàn Tam Kỳ, Hội An, Tiên Phước, Đại Lộc, Núi Thành,...
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng vẫn cịn một số tồn tại cần được khắc phục đó là: Một số nơi giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra; còn để đơn tồn đọng nhiều, trong đó có một số trường hợp đã quá thời hạn giải quyết theo Luật định. Việc ban hành văn bản giải quyết một vài trường hợp chưa đảm bảo trình tự, thủ tục và một số quyết định ban hành chưa chính xác phải sửa đổi. Việc kiểm tra đôn đốc xác định trách nhiệm cá nhân, tập thể đơn vị chưa làm tốt. Một số nơi chưa thật sự quan tâm sâu sát, còn đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện cho nên vẫn cịn có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành.
Công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào nề nếp. Tổ chức bộ máy, cán bộ ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Đến nay, 100% các cơ quan cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã bố trí được Phịng tiếp cơng dân. Việc tiếp công dân thường xuyên được giao cho cơ quan Thanh tra cùng cấp thực hiện. Đối với cấp xã công tác này là do bộ phận Văn phòng
hoặc cán bộ tư pháp đảm nhận. Trong 05 năm (2007-2011), các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh đã tổ chức tiếp 30.171 lượt người và 262 đồn đơng người. Qua tiếp cơng dân đã kịp thời giải thích những yêu cầu, thắc mắc về các chế độ, chính sách, những nguyện vọng chính đáng của nhân dân và hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan nhà nước được duy trì tương đối tốt. Nhiều địa phương tích lũy kinh nghiệm tốt trong công tác tiếp công dân. Các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác này đó là Phịng tiếp dân thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các địa phương như thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Tiên Phước, Thăng Bình, Núi Thành, Đại Lộc; các đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Giao thông