ĐƠNG NGƯỜI
Khiếu nại đơng người là một vấn đề thực tiễn của xã hội đang diễn ra và ngày càng có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (như số liệu phân tích tại mục 2.1.2) nhưng pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về quy trình, thủ tục giải quyết đối với trường hợp này. Để giải quyết khiếu nại các vụ việc khiếu nại đông người, theo quy định của pháp luật, trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định. Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung theo quy định, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có u cầu của người giải quyết khiếu nại. Đồng thời, nhiều địa phương ban hành tạm thời quy trình phối hợp phịng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại đông người, vi phạm trật tự công cộng. Ví dụ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 95/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2007 về ban hành Quy định phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người, vi phạm trật tự công cộng. Trên thực tế thực hiện quy định này, chủ yếu là làm cơng tác phịng ngừa thơng qua hoạt động rà sốt, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại từ cơ sở; đối với những vụ việc khiếu nại đơng người đã xảy ra thì chủ yếu là phối hợp tuyên truyền, giải thích, vận động người khiếu nại trở về địa phương chờ giải quyết. Vì vậy, việc giải quyết khiếu nại đơng người chỉ là giải pháp giải quyết tình thế, mà khơng giải quyết dứt điểm được các vụ việc khiếu nại. Đây là nguyên nhân chủ yếu để những cá nhân, tổ chức lợi dụng thực hiện kích động, xúi giục người khiếu nại tập trung khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài, trong khi đó các cơ quan hành chính có thẩm quyền vừa lúng túng trong việc xử lý dứt điểm các vụ việc khiếu nại, vừa khơng thể có biện pháp chế tài đối với những cá nhân, tổ chức lợi dụng việc khiếu nại để trục lợi.
Để khắc phục tình trạng lúng túng trong giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại đông người, đảm bảo quyền khiếu nại tập thể của cộng đồng dân cư, của một nhóm người bị thiệt hại bởi những quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan cơng quyền, tác giả cho rằng, pháp luật về khiếu nại cần được bổ sung quy định về trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người.
Khi nghiên cứu, bổ sung quy định về thủ tục và nội dung khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người, cần tập trung làm rõ các vấn đề sau:
(i) Mục đích hướng đến của quy định này là tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết có hiệu quả các vụ việc khiếu nại đơng người, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và bảo đảm quyền khiếu nại của công dân.
(ii) Nội dung cơ bản của quy định bao gồm:
- Về Khái niệm về khiếu nại đông người:
Khiếu nại đông người là hiện tượng có nhiều người cùng bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính đã liên kết với nhau đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình [27].
- Về điều kiện được thực hiện khiếu nại đông người: Công dân được thực hiện quyền khiếu nại đông người khi hội đủ những điều kiện nhất định như: Thứ nhất: Có nhiều người tham gia khiếu nại và những người này cùng bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính mà họ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại đến quyền lợi của mình và u cầu cơ quan có thẩm quyền cần xem xét lại; thứ hai: Những người này liên kết lại để khiếu nại trên cơ sở tự nguyện (khơng bị kích động, dụ dỗ xúi giục hoặc bắt buộc); thứ ba: Việc tập trung nhiều người đến khiếu
nại tại cơ quan có thẩm quyền phải đăng ký trước với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự công cộng. Việc đăng ký phải nêu rõ thời gian tập trung khiếu nại, địa điểm tập trung và cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại và giải quyết khiếu nại; số lượng người tham gia khiếu nại; người đại diện trình bày nội dung khiếu nại.
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đông người: Khiếu nại đông người thường xuất phát từ một địa bàn, một cộng đồng dân cư, vì vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại đông người nên trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, theo nguyên tắc: Quyết định hành chính, hành vi hành chính do cấp nào ban hành hoặc thực hiện bị khiếu nại thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó thụ lý, giải quyết như quy định hiện nay. Tuy nhiên, đối với những vụ việc phức tạp, ảnh hưởng hoặc đe dọa gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị, lợi ích quốc gia thì cần phải phối hợp cùng với một số cơ quan như: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng cấp; Thanh tra nhà nước và các ngành cấp trên tham gia để giải quyết.
- Về thủ tục khiếu nại đơng người: Ngồi thủ tục thơng thường, khi khiếu nại đông người, người khiếu nại phải có đơn tập thể, nội dung nêu rõ những vấn đề chung mà nhiều người cùng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; đồng thời phải có đơn riêng của từng người để nêu cụ thể từng nội dung khiếu nại; nếu khiếu nại cùng một nội dung thì chỉ cần viết một đơn nhưng phải có chữ ký của những người khiếu nại. Nhóm người khiếu nại phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại tập thể và tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
Về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại: Cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của người tham gia khiếu nại đông người, người đại diện tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, trong đó đặc biệt lưu ý đến nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng khi tham gia khiếu nại đông người.
- Về thủ tục giải quyết khiếu nại đơng người: Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận đơn đăng ký khiếu nại đông người của những người khiếu nại, trong thời hạn nhất định phải xem xét và ra văn bản thông báo cho đại diện người khiếu nại biết thời gian, địa điểm cũng như người có thẩm quyền sẽ tiếp xúc, nghe đại diện người trình bày vụ việc.
Sau khi gặp gỡ những người khiếu nại, tiếp nhận đầy đủ thông tin vụ việc do người khiếu nại trình bày, phải tiến hành các bước xác minh, thu thập chứng cứ và ra quyết định giải quyết cho từng trường hợp theo trình tự thủ tục Luật Khiếu nại hiện hành quy định.
- Về hoạt động phối hợp trong giải quyết khiếu nại đông người: Pháp luật cũng cần quy định rõ trình tự, nguyên tắc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong hoạt động giải quyết khiếu nại đông người, nhất là công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và duy trì trật tự trong quá trình tiếp xúc, giải quyết khiếu nại.
Đồng thời pháp luật cũng cần quy định rõ những nguyên tắc, biện pháp, chế tài đối với trường hợp vi phạm quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đông người và tăng cường cơ chế kiếm tra, giám sát đối với hoạt động này.
(iii) Phương pháp triển khai áp dụng quy định về giải quyết khiếu nại đông người trên thực tiễn: Để đảm bảo các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đơng người được thực hiện có hiệu quả trên thực tiễn, các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng như các cơ quan thơng tấn báo chí cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quy định trên đến người dân, tạo điều kiện cho người dân hiểu biết và chấp hành pháp luật trong quá trình tham gia khiếu nại đông người; đồng thời quán triệt trong cán bộ, công chức, nhất là cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đơng người. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị đầy đủ về địa điểm, cơ sở, vật chất,
nhân sự phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại đông người và đảm bảo chấp hành nghiêm chế độ thông tin, báo cáo để kịp thời phối hợp giải quyết có hiệu quả hiện tượng này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Giải quyết kịp thời, đúng đắn những khiếu nại của cơng dân có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó khơng chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân mà cịn có ý nghĩa củng cố, duy trì thiết chế chính trị, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - nhà nước của dân, do dân và vì dân, tạo niềm tin vững chắc đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền vẫn cịn những hạn chế nhất định. Vì vậy, Tác giả cho rằng, trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện những giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả cơng tác này, trong đó tập trung vào các giải pháp chủ yếu như:
Thứ nhất: Trước mắt, cần rà sốt, bổ sung hồn thiện pháp luật về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Cụ thể: Quy định cơng dân có quyền khiếu khiếu nại đối với văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành; Quy định việc ủy quyền cho Luật sư tham gia vào quá trình khiếu nại và tạo điều kiện thuận lợi cho Luật sư tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết khiếu nại với tư cách là người đại diện theo yêu cầu, nguyện vọng của người khiếu nại; Quy định cụ thể việc ủy quyền tổ chức tiếp xúc, đối thoại khi giải quyết khiếu nại để giảm bớt áp lực và dành thời gian cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các mặt đời sống ở địa phương; Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại theo hướng chỉ quy định giải quyết khiếu nại lần đầu theo thủ tục hành chính; Quy định cụ thể vai trò tham mưu giải quyết khiếu nại giữa Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên ngành, ở cấp huyện quy định chỉ có Thanh tra là cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại (không giao cơ quan chuyên môn); Quy định thời hiệu, thời hạn khiếu nại và giải quyết khiếu nại cho phù hợp với thực tiễn
theo từng lĩnh vực cụ thể; Đổi mới cơ chế giám sát công tác giải quyết khiếu nại theo hướng xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giám sát.
Về lâu dài, cần nghiên cứu toàn diện cơ chế giải quyết khiếu nại và đổi mới theo hướng: Lập và giao cho cơ quan tài phán hành chính là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính; cịn cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền có quyết định hành chính hoặc cán bộ cơng chức có hành vi vi phạm pháp luật bị khiếu nại chỉ là cấp xem xét lại quyết định, hành vi của mình một cách bình đẳng, cơng bằng, dân chủ với người yêu cầu xem xét lại, để sửa đổi, khắc phục nếu trong q trình xem xét lại phát hiện có sai sót.
Thứ hai: Tiếp tục xây dựng và hồn thiện chính sách, pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư, nhằm kéo giảm khiếu nại hành chính liên quan đến lĩnh vực này.
Thứ ba: Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công chức và nhân dân
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Thứ tư: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động giải
quyết khiếu nại; Phát huy sức mạnh của tồn hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, trong đó chú ý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại.
Thứ năm: Bổ sung và hoàn thiện quy định về giải quyết khiếu nại
đông người để giải quyết có hiệu quả những trường hợp khiếu nại đông người, nhất là khiếu nại đông người liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
KẾT LUẬN
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Trong bối cảnh đất nước ta đã và đang thực hiện mở rộng dân chủ trực tiếp thì quyền khiếu nại càng được Nhà nước khuyến khích thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; đồng thời thông qua giải quyết các vụ việc khiếu nại của người dân, Nhà nước cũng thấy được những bất cập, hạn chế trong chủ trương, chính sách, pháp luật để tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước; phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ để xử lý, chấn chỉnh kịp thời, từng bước làm trong sạch bộ máy, phát huy hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng của khiếu nại hành chính. Theo đó, người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật khiếu nại và pháp luật đất đai, đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính xem xét lại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính của cán bộ cơng chức trong q trình giải quyết cơng việc trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một dạng của khiếu nại hành chính do đó, bên cạnh những đặc điểm chung, nó có những đặc điểm riêng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai mạnh mẽ việc thu hồi đất để thực hiện các dự án, kéo theo nó là tình hình khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư diễn ra thường xuyên, với số lượng vụ việc ngày càng nhiều và tính phức tạp ngày càng cao, nhiều vụ việc khiếu nại đông người, kéo dài đã và có nguy cơ hình thành "điểm nóng" làm mất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khiếu nại